
Người tín hữu Cao Đài chúng ta dù có thuộc chi phái nào đi chăng nữa thì bao giờ cũng bắt đầu thời cúng bằng bài Niệm Hương với câu kinh khởi đầu: “ĐẠO GỐC BỞI LÒNG THÀNH TÍN HIỆP”.
Cho dầu là đạo hữu tín đồ chỉ mới biết tu thân hành đạo hay là người đã xây nền đắp móng vững vàn nay bước lên đường Thiên Đạo cũng đều cần phải học hỏi để hiểu thấu đáo ý nghĩa câu kinh nầy hầu cố gắng thực hành trên đường tu học hành đạo. Tại trường tịnh Thanh Liên Đàn, Long An, Đức TẢ QUÂN VĂN DUYỆT trong một lần giáng đàn có dạy:
“…….. Chư Thiên Mạng địa phương đọc bài Niệm Hương câu thứ nhứt, giải.
Địa phương bạch:………………………………………………
Cười, cười! Lão cho phép chư Thiên Mạng tam ban tự phát và bổ túc cho Lão nghe. Chư Thiên Mạng thuyết cho Lão nghe vì Lão rất vô phước không được nhập môn trong thời kỳ thứ ba khi Đức Chí Tôn mở Đạo“ (01.07 Kỷ Dậu 1969).
Và với những ai quan tâm đến vấn đề trọng đại “Thống Nhất Nhà Đạo”, nhất là các bậc chức sắc chức việc, thì việc ứng dụng ý nghĩa của câu kinh đầu tiên nầy cũng được Ơn trên dạy bảo rất chu đáo.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng về ý nghĩa của câu kinh nầy hầu áp dụng thực hành qua các lĩnh vực: Tu Thân Hành Đạo, Đại Thừa Thiên Đạo, Thống Nhất Nhà Đạo.
Trong những ngày đầu lập Đạo, Đức Chí Tôn đã dạy:
Và Đức Mẹ cũng nhắc nhở:
Nền tảng của các bước đường tu học và hành đạo là Tâm của chúng ta, thể hiện qua các khía cạnh:
A. LÒNG THÀNH:
Các yếu tố của lòng thành có thể kể như sau:
1 – THÀNH THẬT:
Giao tiếp trong cuộc sống dù môi trường đời hay tôn giáo, đối đãi thành thật với nhau không mưu mô gian trá vì lợi ích cá nhân là nét căn bản của con người đạo đức. Như Ơn trên có dạy:
“Người tu phải thành thật nhau là căn bản, vì Đạo là lẽ thật…. Người tu mà ý không thành thật, còn lừa dối, gian trá đủ điều thì rất uổng công tu.”
2 – TRUNG THÀNH:
Đã nhập môn, lập thệ trở thành tín đồ. Chúng ta luôn ghi nhớ lời dạy của Thầy:
Và trên đường tu tiến nhất là với những ai đã nhận sứ mạng với nhân sanh như nhân viên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý thì lời dạy sau luôn phải ý thức:
3 – THÀNH KỈNH:
Người tín đồ đã trọng kỉnh Thiêng Liêng thì không gì quý hơn là phải học và hành theo gương của các đấng. Đó là chăm lo độ chúng sanh.
4 – TU CHÂN THÀNH:
Đã ý thức tu học hành đạo thì chúng ta phải chân thành với con đường đạo đức đã chọn, chân thành từ sâu thẳm của đáy lòng như lời Ơn trên dạy dỗ.
“Các em là thành phần giác ngộ, đã nhận biết cuộc đời là giả tạm nên chen chân vào cửa đạo để tìm cái chân, cái thật trong vĩnh cửu trường tồn an lạc. Khi muốn tìm thấy được cái chân trong Lý Đạo, trước hết các em phải chân thành tự đáy lòng. Có chân thành từ bên trong mới cảm nhận cái chân trong Lý Đạo.”
5 – CHÍ THÀNH:
Lòng Thành thể hiện cao nhứt là “Chí Thành Tâm Đạo”. Sự thành công hay chưa thành của sự nghiệp lớn là tùy thuộc Thiên Cơ. Nhưng với mỗi cá nhân, trên đường phụng sự Thiên Cơ, lòng chí thành mới là điều Ơn trên trọng dụng:
a-Người Thiên Ân tín đồ của Thượng Đế phải hằng tỉnh tâm giác ngộ trên đường tu học.
“Đừng thấy khó mà sợ thì mới nhận được cái khôn, đừng thấy nhơn tình tráo trở, thế sự đảo điên mà rộn ràng tâm tánh rồi lãng quên công phu, công quả. Đã dốc chí tu hành thì đừng câu nệ chỗ đức bạc tài sơ hay căn cơ còn non kém. Đạo gốc là ở lòng chí thành, chí kỉnh, chí chơn.”
b-Chí Thành đây có nghĩa là tự bản thân của mỗi người phải xét lại lòng mình 3 điều có đầy đủ chí chơn không. Ấy là:
“1. Có thật sự hết lòng vì Thầy vì Đạo chưa?
2. Có thật sự hết lòng vì Hội Thánh vì nhơn sanh chưa?
3. Có thật sự hy sinh vong kỷ vị tha, vô công, vô kỷ, vô danh chưa?”
c-Vì thế Đức Mẹ mới dạy:
B. LÒNG TIN
Chúng ta hãy đọc đoạn Thánh giáo sau trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển 2:
“ Chư đệ muội trên mấy mươi năm học Đạo nhớ câu: Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. Khá tìm hiểu cho rốt ráo chữ thành tín, để hành tròn bổn phận.
Tín là tin, con người nếu chẳng có lòng tin, tức nhiên không làm nên một việc gì dù lớn hay nhỏ. Bởi câu: Nhơn vô tín bất lập. Vậy hôm nay Bần Đạo để đôi lời triết luận khuyến khích chư đệ muội, rán mà tích cực tu hành, trọn dạ tưởng tin có Thầy Trời cứu thế, không nên lơ đãng tiêu cực nghĩa là tu cầm chừng lấy lệ thì nào được kết quả đầy đủ, hầu ảnh hưởng tròn vẹn trong cảnh đời Thượng Nguơn Thánh Đức.”
Vậy phải luôn xem xét lại chính mình. Đức Tin hôm nay có dày hơn hôm qua hay đã mỏng dần theo thời gian thể hiện ở sự nhiệt tâm tu học hành đạo hay uể oải quả công như lời dạy của Đức QUÁN THẾ ÂM:
“Khởi đầu giờ cúng, miệng hằng đọc: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”. Thử hỏi lại xem mình có được TRỌN TIN những đàn anh hướng đạo mình chưa? Mình có thực lòng TIN YÊU quý mến đồng đạo khác chi phái của mình chưa? Mình còn giữ trọn chữ TÍN VỚI MÌNH chưa? Hay là khi vui khi mến thì nghĩ vầy, nói vầy. Khi buồn, khi hết thương mến lại nghĩ khác. LÒNG ngưỡng mộ ĐẠO của mình ngày hôm nay có còn nồng nhiệt thiết tha như ngày mới nhập môn cầu đạo chăng? Hay đã thỏn mỏn uể oải và dãi đãi từ lâu rồi. Nếu quả thật vậy, đó là không giữ được chữ TÍN và LÒNG TIN.”
C. HIỆP HÒA:
Chúng ta hãy tiếp tục suy nghĩ về lời dạy của Đức QUÁN THẾ ÂM:
Tu không phải “độc thiện kỳ thân” mà “tu hành phải có bạn” để dìu dắt cùng nhau tu học hành đạo. Bởi vì không ai có thể giải quyết tốt đạo sự một mình dù có tài đến đâu chăng nữa! Vả lại trước sứ mạng to lớn đối với nhơn sanh sự kết đoàn hòa hiệp là một yêu cầu về đức hạnh. Bởi thế Đức HIỂN THẾ ĐẠO NHƠN có dạy:
SƠ KẾT:
Đức ĐÔNG THẮNG CHƠN NHƯ – Chơn Sắc – Trần văn Tìa giáng cơ nói: “Còn câu kinh thứ nhứt của Đạo Cao Đài, đó là: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”.
Đạo là danh từ, lòng thành tín hiệp là hành động, mỗi mỗi việc làm đều phải có lý của nó. Thí dụ như người bệnh cần thuốc. Bệnh là điểm tựa, là sự vật. Thuốc là cứu cánh. Nếu thuốc không trị được bệnh thì thuốc không có ý nghĩa gì nữa. Như đói lòng nhờ cơm. Nếu cơm thiu, cơm hẩm, không giúp được người đói thì cơm không còn ý nghĩa gì nữa.
Hỏi vậy Đạo là gì? Đạo là bản thể vũ trụ, tối cao tối thượng, mà Đạo cũng là nguồn sống của vạn vật chí linh. Do đó những bậc Thánh triết Hiền Nhân Quân Tử mới dám xả thân cầu Đạo, đem sự tín ngưỡng, đem hành động nghĩa nhân đạo đức gây được uy tín trong nhân gian để đem họ hiệp về con đường đạo là nguồn sống.
Ngược lại, nếu không lòng thành, không hành đạo, làm sao có uy tín với nhân gian. Mà khi mất uy tín với nhân gian thì làm sao ai dám đến hiệp với mình. Mà khi không ai hiệp với mình, làm sao kêu họ về với Đạo để trở lại bổn nguyên. Do đó, hàng hướng đạo phải tâm niệm câu nhựt tụng đó để làm kim chỉ nam cho việc hành đạo, lãnh đạo nhơn sanh.”
Bởi thế từ tín đồ cho đến hàng hướng đạo, lãnh đạo trên đường hành đạo phải nhớ:
– LÒNG THÀNH:
“Sự TU THÂN của mỗi con là tâm lý chân chánh… Các con có chí thành, chí kỉnh, trung thành với việc làm nhỏ nhặt thì các con mới hành động được việc to tát. Nếu các con không có một lý tưởng cao siêu, một hành động sáng suốt thì các con làm sao vững đường lối của các con để tiến đến Thiên Cơ Thầy định.”
“Hãy nhìn xem vầng trăng kia, khi tròn lúc khuyết, khi tỏ lúc mờ. Vầng kim ô có lúc cũng bị vùng mây che ám. Nước sông khi lớn khi ròng, việc thế sự làm sao tránh khỏi thăng trầm bỉ thới. Những sự ấy không là quan trọng, mà quan trọng bởi ở tấm lòng mọi người có thật chân thành dang tay chèo chống thuyền đạo để cứu rỗi quần sanh hay chăng?”
– LÒNG TÍN:
“Đã trải qua bao nhiêu ngày gian khổ, đã trải qua bao lúc long đong, mà chư đệ muội vẫn không sờn lòng, mãi chặt gìn lèo lái. Đó cũng đủ chứng minh rằng nếu có tâm thành thì dù bao khó khăn gian khổ cũng không ngăn cản được bước tiến đạo đức của con người. Nhất là tông đồ của Đại Đạo Kỳ Ba.”
– LÒNG HÒA HIỆP: “Những đứa mới vào Đạo mà có tâm hòa hiệp cũng sẽ thành, con nào chức sắc cao học đạo lâu năm mà nói một câu nghịch lẫn cũng không thoát khỏi luật Thiên điều trừng trị. Thầy luôn luôn ngự ở tâm hòa hiệp của các con.” (THHT; THẦY)