Đức Nhị Trấn Oai Nghiêm
Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát nhận biết được tiếng kêu cứu của chúng sanh nơi cõi trần, Ngài liền hiện đến để cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh.
Do đó, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là: Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát, hay gọi vắt tắt là: Quan Âm Bồ Tát hay Quan Âm Như Lai.
Ngài là một vị Nữ Phật, nhưng còn mang danh hiệu Bồ Tát là vì Ngài còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh.
Phật giáo Tây Tạng gọi Ngài là Quán Thế Âm Phật, là vị Phật Nam, hộ trợ xứ Tây Tạng. Người Tây Tạng đều tin rằng, chính Ngài chuyển hóa vào thân Đức vua Đạt-Lai-Lạt-Ma cai trị xứ Tây Tạng, nên dân Tây Tạng xem Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma là vị Phật sống của họ.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có một hiện thân gồm 11 cái mặt, 1000 cánh tay, 1000 con mắt, có 108 hồng danh. Ngài ngự tại Đền Potala nơi kinh đô xứ Lhassa, Tây Tạng.
Ở Trung Hoa và Việt nam, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Nữ Phật do hai truyện tích: Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.
Bất cứ hạng người nào trong chúng sanh, khi bị lâm nguy tánh mạng, như gặp phải tai nạn lửa cháy, tai nạn chìm tàu, bị cướp hãm hại, bị tra khảo, tù đày oan ức, v.v…. nếu thành tâm niệm danh hiệu của Ngài để cầu cứu thì Ngài liền hiện đến mà cứu giúp cho tai qua nạn khỏi.
Trong Đạo Cao Đài, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Nữ Phật, đại diện Đức Phật Thích Ca, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm, cầm quyền Phật giáo thời ĐĐTKPĐ.
Trên tấm diềm phía trước Bát Quái Đài Tòa Thánh, tượng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, gần bìa phía tay mặt của Đức Lão Tử, thuộc bên Nữ phái.
Nơi Thánh Tượng Thiên Nhãn thờ tại tư gia, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, hình Ngài ở phía mặt của Thiên Nhãn, dưới hình Đức Thái Thượng Lão Quân.
Trong LUẬT TAM THỂ, Bát Nương có giáng cơ dạy rằng: “Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về Cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về Cơ Phổ độ mà Quan Thế Âm Bồ Tát là Đấng cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại Cung Nam Hải, ở An Nhàn Động, còn Cung Diêu Trì thì ở tại Tạo Hóa Thiên.”
Trong Truyện Tây Du Ký, hình ảnh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát được mô tả như sau:
Do đó, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là: Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát, hay gọi vắt tắt là: Quan Âm Bồ Tát hay Quan Âm Như Lai.
Ngài là một vị Nữ Phật, nhưng còn mang danh hiệu Bồ Tát là vì Ngài còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh.
Phật giáo Tây Tạng gọi Ngài là Quán Thế Âm Phật, là vị Phật Nam, hộ trợ xứ Tây Tạng. Người Tây Tạng đều tin rằng, chính Ngài chuyển hóa vào thân Đức vua Đạt-Lai-Lạt-Ma cai trị xứ Tây Tạng, nên dân Tây Tạng xem Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma là vị Phật sống của họ.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có một hiện thân gồm 11 cái mặt, 1000 cánh tay, 1000 con mắt, có 108 hồng danh. Ngài ngự tại Đền Potala nơi kinh đô xứ Lhassa, Tây Tạng.
Ở Trung Hoa và Việt nam, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Nữ Phật do hai truyện tích: Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.
Bất cứ hạng người nào trong chúng sanh, khi bị lâm nguy tánh mạng, như gặp phải tai nạn lửa cháy, tai nạn chìm tàu, bị cướp hãm hại, bị tra khảo, tù đày oan ức, v.v…. nếu thành tâm niệm danh hiệu của Ngài để cầu cứu thì Ngài liền hiện đến mà cứu giúp cho tai qua nạn khỏi.
Trong Đạo Cao Đài, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Nữ Phật, đại diện Đức Phật Thích Ca, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm, cầm quyền Phật giáo thời ĐĐTKPĐ.
Trên tấm diềm phía trước Bát Quái Đài Tòa Thánh, tượng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, gần bìa phía tay mặt của Đức Lão Tử, thuộc bên Nữ phái.
Nơi Thánh Tượng Thiên Nhãn thờ tại tư gia, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, hình Ngài ở phía mặt của Thiên Nhãn, dưới hình Đức Thái Thượng Lão Quân.
Trong LUẬT TAM THỂ, Bát Nương có giáng cơ dạy rằng: “Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về Cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về Cơ Phổ độ mà Quan Thế Âm Bồ Tát là Đấng cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại Cung Nam Hải, ở An Nhàn Động, còn Cung Diêu Trì thì ở tại Tạo Hóa Thiên.”
Trong Truyện Tây Du Ký, hình ảnh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát được mô tả như sau:
“Bốn đức tròn viên mãn, Thân vàng tỏa sáng thông,
Chuỗi ngọc biếc rũ cạnh, Vòng thơm đeo bên mình.
Tóc mây uốn đen lánh, Đài thêu thắt ngang lưng,
Bào trắng khuy ngọc bích, Mây lành che quẩn quanh.
Quần gấm dây vàng óng, Khí đẹp phủ quanh thân,
Lông mày vầng trăng khuyết, Mắt vì sao long lanh.
Mặt ngọc tươi roi rói, Môi đỏ thắm tuyệt trần,
Bình Cam lồ đầy ắp, Cắm cành dương liễu xanh,
Độ chúng sanh thoát nạn, Rất từ bi hiền lành.
Vậy nên: Giữ núi Thái sơn, Coi miền Nam hải,
Độ người khổ ải, Nghìn Thánh nghìn thiêng,
Muôn kêu muôn ứng.
Lòng lan vui khóm trúc, Tánh huệ quí mây thơm.
Đó là vị Chúa Từ bi ở Phổ Đà Sơn,
Chính là Đức Quan Âm nơi An Nhàn Động.”
Theo các kinh sách truyền lại, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có 33 kiếp giáng trần, khi thì làm nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì giáng sanh vào nơi cao sang quyền quí, khi thì vào nơi bần cùng nghèo khổ, khi thì làm Đạo sĩ, khi thì làm Tỳ Kheo, v.v….
Tóc mây uốn đen lánh, Đài thêu thắt ngang lưng,
Bào trắng khuy ngọc bích, Mây lành che quẩn quanh.
Quần gấm dây vàng óng, Khí đẹp phủ quanh thân,
Lông mày vầng trăng khuyết, Mắt vì sao long lanh.
Mặt ngọc tươi roi rói, Môi đỏ thắm tuyệt trần,
Bình Cam lồ đầy ắp, Cắm cành dương liễu xanh,
Độ chúng sanh thoát nạn, Rất từ bi hiền lành.
Vậy nên: Giữ núi Thái sơn, Coi miền Nam hải,
Độ người khổ ải, Nghìn Thánh nghìn thiêng,
Muôn kêu muôn ứng.
Lòng lan vui khóm trúc, Tánh huệ quí mây thơm.
Đó là vị Chúa Từ bi ở Phổ Đà Sơn,
Chính là Đức Quan Âm nơi An Nhàn Động.”
Theo các kinh sách truyền lại, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có 33 kiếp giáng trần, khi thì làm nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì giáng sanh vào nơi cao sang quyền quí, khi thì vào nơi bần cùng nghèo khổ, khi thì làm Đạo sĩ, khi thì làm Tỳ Kheo, v.v….
Có hai kiếp giáng trần làm phụ nữ của Ngài được người đời truyền tụng:
– Đó là kiếp thứ 10: Ngài giáng trần làm nàng Thị Kính ở nước Cao Ly, tu hành đắc đạo, gọi là Quan Âm Thị Kính.
– Kiếp giáng trần sau chót ở nước Ấn Độ là Công Chúa Diệu Thiện, cũng tu hành đắc đạo tại Phổ Đà Sơn ở Nam Hải, nên gọi là Quan Âm Diệu Thiện.
– Kiếp giáng trần sau chót ở nước Ấn Độ là Công Chúa Diệu Thiện, cũng tu hành đắc đạo tại Phổ Đà Sơn ở Nam Hải, nên gọi là Quan Âm Diệu Thiện.
Sau đây xin chép lại hai sự tích nổi tiếng nầy:
Sự tích 1: QUAN ÂM THỊ KÍNH
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã đầu thai xuống trần tu hành được 9 kiếp rồi, đến kiếp thứ 10, Ngài giáng sanh vào nhà họ Mãng ở nước Cao Ly (Triều Tiên). Hai ông bà họ Mãng đã lớn tuổi rồi, nhà lại giàu có, nhưng chưa có con. Ngày kia, hai vợ chồng lên chùa cầu tự, sau đó có thai và sanh được một gái, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang, đặt tên là Thị Kính.
Khi nàng Thị Kính đến tuổi cặp kê, gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà họ Sùng, cậy mai mối đến hỏi cưới Thị Kính. Vợ chồng Mãng Ông thấy phải đôi vừa lứa nên bằng lòng gả Thị Kính cho Thiện Sĩ.
Nàng Thị Kính rất buồn bã vì phải về ở nơi nhà chồng, không ai săn sóc cha mẹ. Cha mẹ nàng an ủi: Cha mẹ sanh con gái đến tuổi khôn lớn gả chồng, làm đẹp mày đẹp mặt cho cha mẹ là đủ rồi. Vả lại, nhà bên chồng của con cũng ở gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện.
Từ khi về nhà chồng, Thị Kính giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong ấm ngoài êm, ai nấy đều khen ngợi.
Một ngày kia, nàng đang ngồi may vá, chàng Thiện Sĩ đọc sách mỏi mệt, đến gần chỗ nàng ngồi may nằm nghỉ và ngủ quên. Nàng thấy nơi cằm chồng có mọc sợi râu bất lợi, nên sẵn cầm dao nhíp nơi tay, nàng đưa dao cắt đứt. Bỗng chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ đang cầm dao đưa ngay vào cổ mình, vụt la hoảng: Vợ tôi muốn giết tôi.
Trong nhà vỡ lỡ, cha mẹ chồng chạy ra gạn hỏi, nàng cứ tình thiệt trình bày. Không ngờ cha mẹ chồng quá nghiêm khắc, bắt tội nàng mưu giết chồng, buộc Thiện Sĩ phải làm tờ thôi vợ, rồi cho mời Mãng Ông tới để lãnh con gái về.
Nàng Thị Kính phải mang mối hàm oan, đành lạy từ cha mẹ chồng, theo Mãng Ông trở về nhà. Nàng buồn bã muôn phần, một là buồn cho số phận xui xẻo, hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não. Nàng than rằng: Nếu nàng có anh em đông thì nàng đành quyên sinh để khỏi mang tiếng nhơ như thế. Nhưng vì nàng là con một, nên nàng không dám hủy mình, sợ mang tội bất hiếu, mà ở như thế nầy thì cũng rất khổ tâm, cho nên nàng quyết định xuất gia, lo tu hành cho đắc đạo, rồi sẽ trở về độ cha mẹ.
Nàng lén cải trang thành một nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi, đến một ngôi chùa nọ thì gặp Sư cụ đang thuyết pháp. Nàng thấy Sư cụ là bực chơn tu, nên xin Sư cụ cho thọ pháp qui y.
Sư cụ gạn hỏi nhiều lần, vì Sư cụ thấy trang thiếu niên nầy còn trẻ quá mà sao lòng chán đời, đến nương nhờ cửa Phật, gột rửa lòng phàm. Sư cụ thấy lòng thành và chí quả quyết của người thiếu niên, nên cho thọ pháp qui y, đặt Pháp danh là Kỉnh Tâm, và nhận Kỉnh Tâm làm đệ tử.
Sãi Kỉnh Tâm là gái giả trai, nên dung mạo đẹp đẽ, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhứt là nàng Thị Mầu, con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy. Thị Mầu nhiều lần trêu ghẹo Sãi Kỉnh Tâm, đưa lời ong bướm, nhưng Kỉnh Tâm vẫn trơ trơ như không hay biết. Thị Mầu quá si mê Kỉnh Tâm, trong một lúc quá bồng bột, không kềm giữ được lòng dục, nàng tư thông với đứa tớ trai của nàng, khiến nàng có thai.
Làng xã thấy nàng Thị Mầu không chồng mà có thai, nên gọi nàng và cha mẹ nàng đến tra hỏi. Nàng khai rằng, nàng có tư tình với Sãi Kỉnh Tâm nên mới ra cớ sự, và xin làng rộng tình cho Kỉnh Tâm hoàn tục kết duyên với nàng.
Trống mõ inh ỏi, cửa Thiền xưa nay êm lặng, phút chốc trở nên huyên náo, người làng đến đòi Sư Ông và Sãi Kỉnh Tâm ra làng dạy việc. Thầy trò không biết việc gì, cùng dắt nhau đi, đến nơi mới hay tự sự.
Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao cứ khai thiệt. Kỉnh Tâm một mực kêu oan, chớ không dám nói điều chi khác nữa.
Kỉnh Tâm bị làng đem ra tra tấn, đòn bộng, máu đổ thịt rơi, mấy lần bất tỉnh, nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mực kêu oan. Sư Cụ động mối từ tâm, đứng ra xin bảo lãnh cho trò để đem về khuyên nhủ dạy răn.
Thấy thế, Hương chức làng cũng niệm tình ưng thuận.
Sau đó Sư Cụ bảo Kỉnh Tâm phải ra ngoài cổng Tam quan của chùa mà ở để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian trôi qua, Thị Mầu sanh được một đứa con trai, nàng liền bồng đứa hài nhi đến cổng chùa giao cho Sãi Kỉnh Tâm, nói rằng: Con của ngươi thì đem trả cho ngươi.
Sãi KỉnhTâm đang tụng kinh, đứa hài nhi bị bỏ dưới đất, giãy giụa khóc la. KỉnhTâm nghe tiếng trẻ khóc, động mối từ tâm, chẳng cần dư luận, bèn ra ẵm đứa bé đem vào nuôi dưỡng.
Sư Cụ trách Kỉnh Tâm: Trước kia, con nói con bị hàm oan, mà nay con lại nuôi đứa bé nầy, chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa, huống chi là ai.
Kỉnh Tâm bạch rằng: Bạch Sư phụ, khi xưa Sư phụ có dạy đệ tử rằng, cứu đặng một người thì phước đức hà sa. Đệ tử vâng theo lời thầy nên mới cứu mạng đứa bé nầy, chớ kỳ thật con không có ý chi hết.
Đứa trẻ càng lớn càng giống Kỉnh Tâm như hệt, lại có vẻ thông minh. Khi đứa bé được 3 tuổi thì Kỉnh Tâm lâm trọng bịnh, biết mình sắp lìa trần theo Phật, nên Kỉnh Tâm ráng ngồi dậy viết hai bức thơ: một gởi cho Sư Cụ, hai gởi cha mẹ ruột, ông bà họ Mãng, rồi dặn kỹ hài nhi làm đúng theo lời dặn.
Khi Sãi Kỉnh Tâm tắt hơi, đứa bé kêu cha khóc lóc một hồi, rồi nhớ lời cha dặn, liền đem thư vào đưa cho Sư Cụ.
Sư Cụ mở thư ra, xem xong trong lòng rất bùi ngùi thương tiếc, sai vài vị Ni cô ra khám xét thi thể của Kỉnh Tâm, thì rõ ràng Kỉnh Tâm là gái giả trai.
Tin Sãi Kỉnh Tâm là gái giả trai được truyền đi mau lẹ trong làng, làm mọi người hết sức ngạc nhiên.
Hương Chức trong làng đòi Thị Mầu tới, buộc tội cáo gian, phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho Kỉnh Tâm.
Thị Mầu quá xấu hổ, bèn liều mình quyên sinh.
Đến ngày an táng Sãi Kỉnh Tâm, tức là nàng Thị Kính, mọi người đều nhìn thấy Đức Phật ngự tòa sen hiện ra ở trên mây, rước hồn của nàng Thị Kính về cõi Tây phương.
Chàng Thiện Sĩ rất ăn năn hối lỗi, nên phát nguyện tu hành. Tục truyền rằng, Đức Quan Âm Bồ Tát nhận thấy chàng Thiện Sĩ thật tâm hối lỗi và quyết chí tu hành, nên hiện đến cứu độ, đem về Nam Hải, hóa thành một con chim đậu một bên Đức Quan Âm Bồ Tát, mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề.
Quan Âm Bồ Tát cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, đứng hầu bên Ngài.
Do đó, người ta họa hình Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chấp tay đứng hầu.
Đó là lấy theo sự tích Quan Âm Thị Kính.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã đầu thai xuống trần tu hành được 9 kiếp rồi, đến kiếp thứ 10, Ngài giáng sanh vào nhà họ Mãng ở nước Cao Ly (Triều Tiên). Hai ông bà họ Mãng đã lớn tuổi rồi, nhà lại giàu có, nhưng chưa có con. Ngày kia, hai vợ chồng lên chùa cầu tự, sau đó có thai và sanh được một gái, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang, đặt tên là Thị Kính.
Khi nàng Thị Kính đến tuổi cặp kê, gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà họ Sùng, cậy mai mối đến hỏi cưới Thị Kính. Vợ chồng Mãng Ông thấy phải đôi vừa lứa nên bằng lòng gả Thị Kính cho Thiện Sĩ.
Nàng Thị Kính rất buồn bã vì phải về ở nơi nhà chồng, không ai săn sóc cha mẹ. Cha mẹ nàng an ủi: Cha mẹ sanh con gái đến tuổi khôn lớn gả chồng, làm đẹp mày đẹp mặt cho cha mẹ là đủ rồi. Vả lại, nhà bên chồng của con cũng ở gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện.
Từ khi về nhà chồng, Thị Kính giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong ấm ngoài êm, ai nấy đều khen ngợi.
Một ngày kia, nàng đang ngồi may vá, chàng Thiện Sĩ đọc sách mỏi mệt, đến gần chỗ nàng ngồi may nằm nghỉ và ngủ quên. Nàng thấy nơi cằm chồng có mọc sợi râu bất lợi, nên sẵn cầm dao nhíp nơi tay, nàng đưa dao cắt đứt. Bỗng chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ đang cầm dao đưa ngay vào cổ mình, vụt la hoảng: Vợ tôi muốn giết tôi.
Trong nhà vỡ lỡ, cha mẹ chồng chạy ra gạn hỏi, nàng cứ tình thiệt trình bày. Không ngờ cha mẹ chồng quá nghiêm khắc, bắt tội nàng mưu giết chồng, buộc Thiện Sĩ phải làm tờ thôi vợ, rồi cho mời Mãng Ông tới để lãnh con gái về.
Nàng Thị Kính phải mang mối hàm oan, đành lạy từ cha mẹ chồng, theo Mãng Ông trở về nhà. Nàng buồn bã muôn phần, một là buồn cho số phận xui xẻo, hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não. Nàng than rằng: Nếu nàng có anh em đông thì nàng đành quyên sinh để khỏi mang tiếng nhơ như thế. Nhưng vì nàng là con một, nên nàng không dám hủy mình, sợ mang tội bất hiếu, mà ở như thế nầy thì cũng rất khổ tâm, cho nên nàng quyết định xuất gia, lo tu hành cho đắc đạo, rồi sẽ trở về độ cha mẹ.
Nàng lén cải trang thành một nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi, đến một ngôi chùa nọ thì gặp Sư cụ đang thuyết pháp. Nàng thấy Sư cụ là bực chơn tu, nên xin Sư cụ cho thọ pháp qui y.
Sư cụ gạn hỏi nhiều lần, vì Sư cụ thấy trang thiếu niên nầy còn trẻ quá mà sao lòng chán đời, đến nương nhờ cửa Phật, gột rửa lòng phàm. Sư cụ thấy lòng thành và chí quả quyết của người thiếu niên, nên cho thọ pháp qui y, đặt Pháp danh là Kỉnh Tâm, và nhận Kỉnh Tâm làm đệ tử.
Sãi Kỉnh Tâm là gái giả trai, nên dung mạo đẹp đẽ, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhứt là nàng Thị Mầu, con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy. Thị Mầu nhiều lần trêu ghẹo Sãi Kỉnh Tâm, đưa lời ong bướm, nhưng Kỉnh Tâm vẫn trơ trơ như không hay biết. Thị Mầu quá si mê Kỉnh Tâm, trong một lúc quá bồng bột, không kềm giữ được lòng dục, nàng tư thông với đứa tớ trai của nàng, khiến nàng có thai.
Làng xã thấy nàng Thị Mầu không chồng mà có thai, nên gọi nàng và cha mẹ nàng đến tra hỏi. Nàng khai rằng, nàng có tư tình với Sãi Kỉnh Tâm nên mới ra cớ sự, và xin làng rộng tình cho Kỉnh Tâm hoàn tục kết duyên với nàng.
Trống mõ inh ỏi, cửa Thiền xưa nay êm lặng, phút chốc trở nên huyên náo, người làng đến đòi Sư Ông và Sãi Kỉnh Tâm ra làng dạy việc. Thầy trò không biết việc gì, cùng dắt nhau đi, đến nơi mới hay tự sự.
Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao cứ khai thiệt. Kỉnh Tâm một mực kêu oan, chớ không dám nói điều chi khác nữa.
Kỉnh Tâm bị làng đem ra tra tấn, đòn bộng, máu đổ thịt rơi, mấy lần bất tỉnh, nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mực kêu oan. Sư Cụ động mối từ tâm, đứng ra xin bảo lãnh cho trò để đem về khuyên nhủ dạy răn.
Thấy thế, Hương chức làng cũng niệm tình ưng thuận.
Sau đó Sư Cụ bảo Kỉnh Tâm phải ra ngoài cổng Tam quan của chùa mà ở để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian trôi qua, Thị Mầu sanh được một đứa con trai, nàng liền bồng đứa hài nhi đến cổng chùa giao cho Sãi Kỉnh Tâm, nói rằng: Con của ngươi thì đem trả cho ngươi.
Sãi KỉnhTâm đang tụng kinh, đứa hài nhi bị bỏ dưới đất, giãy giụa khóc la. KỉnhTâm nghe tiếng trẻ khóc, động mối từ tâm, chẳng cần dư luận, bèn ra ẵm đứa bé đem vào nuôi dưỡng.
Sư Cụ trách Kỉnh Tâm: Trước kia, con nói con bị hàm oan, mà nay con lại nuôi đứa bé nầy, chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa, huống chi là ai.
Kỉnh Tâm bạch rằng: Bạch Sư phụ, khi xưa Sư phụ có dạy đệ tử rằng, cứu đặng một người thì phước đức hà sa. Đệ tử vâng theo lời thầy nên mới cứu mạng đứa bé nầy, chớ kỳ thật con không có ý chi hết.
Đứa trẻ càng lớn càng giống Kỉnh Tâm như hệt, lại có vẻ thông minh. Khi đứa bé được 3 tuổi thì Kỉnh Tâm lâm trọng bịnh, biết mình sắp lìa trần theo Phật, nên Kỉnh Tâm ráng ngồi dậy viết hai bức thơ: một gởi cho Sư Cụ, hai gởi cha mẹ ruột, ông bà họ Mãng, rồi dặn kỹ hài nhi làm đúng theo lời dặn.
Khi Sãi Kỉnh Tâm tắt hơi, đứa bé kêu cha khóc lóc một hồi, rồi nhớ lời cha dặn, liền đem thư vào đưa cho Sư Cụ.
Sư Cụ mở thư ra, xem xong trong lòng rất bùi ngùi thương tiếc, sai vài vị Ni cô ra khám xét thi thể của Kỉnh Tâm, thì rõ ràng Kỉnh Tâm là gái giả trai.
Tin Sãi Kỉnh Tâm là gái giả trai được truyền đi mau lẹ trong làng, làm mọi người hết sức ngạc nhiên.
Hương Chức trong làng đòi Thị Mầu tới, buộc tội cáo gian, phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho Kỉnh Tâm.
Thị Mầu quá xấu hổ, bèn liều mình quyên sinh.
Đến ngày an táng Sãi Kỉnh Tâm, tức là nàng Thị Kính, mọi người đều nhìn thấy Đức Phật ngự tòa sen hiện ra ở trên mây, rước hồn của nàng Thị Kính về cõi Tây phương.
Chàng Thiện Sĩ rất ăn năn hối lỗi, nên phát nguyện tu hành. Tục truyền rằng, Đức Quan Âm Bồ Tát nhận thấy chàng Thiện Sĩ thật tâm hối lỗi và quyết chí tu hành, nên hiện đến cứu độ, đem về Nam Hải, hóa thành một con chim đậu một bên Đức Quan Âm Bồ Tát, mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề.
Quan Âm Bồ Tát cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, đứng hầu bên Ngài.
Do đó, người ta họa hình Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chấp tay đứng hầu.
Đó là lấy theo sự tích Quan Âm Thị Kính.
Sự tích 2: QUAN ÂM DIỆU THIỆN hay QUAN ÂM NAM HẢI.
Theo sự khảo cứu của học giả De Groot, người Hòa Lan, kiếp chót của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là Công Chúa Diệu Thiện, con của vua Linh Ưu nước Hưng Lâm, một Tiểu quốc của Ấn Độ, ở về phía Đông Ấn Độ.
Từ ngày nhà vua lên ngôi đến nay đã 40 năm mà Hoàng Hậu Bửu Đức không hạ sanh được một vị Hoàng tử nào. Nhà vua cùng Hoàng Hậu đi lên núi Huê sơn cầu tự. Trên núi Huê sơn có một vị Thần rất linh hiển, ai cầu chi được nấy. Cầu tự xong, ít lâu sau, Hoàng hậu có thai, sanh đặng một Công Chúa, đặt tên là Diệu Thanh. Sau đó lại tiếp tục có thai sanh thêm hai nàng Công Chúa nữa là: Diệu Âm và Diệu Thiện; không sanh được một Hoàng Tử nào.
Ba nàng Công Chúa lớn lên, nhà vua định hôn cho hai chị của Diệu Thiện là Diệu Thanh và Diệu Âm, với hai vị quan trẻ tuổi và tài giỏi trong triều đình; còn nàng con gái út Diệu Thiện thì nhứt định không chịu lấy chồng, mà lại còn có ý xin phép vua cha và mẫu hậu xuất gia tu hành.
Vua Linh Ưu tức giận, đày Diệu Thiện vào trong Hoa Viên lo việc gánh nước tưới hoa, làm các công việc cực khổ; đồng thời cho người khuyến dụ nàng bỏ ý định đi tu, nhưng nàng nhứt định cam chịu khổ chớ không từ bỏ ý định tu hành.
Thấy vậy, Hoàng Hậu rất đau lòng, liền xin với vua Linh Ưu cho Diệu Thiện vào chùa Bạch Tước tu hành. Nhà vua chấp thuận, và ngầm ra lịnh cho các tăng ni trong chùa bắt Diệu Thiện làm các công việc nặng nhọc vất vả, để nàng không chịu nổi mà sớm trở về Cung nội.
Diệu Thiện, tâm vẫn cương quyết, làm đầy đủ các bổn phận, dầu rất cực khổ, nhưng không một tiếng than, và luôn luôn lo việc tu hành.
Nhà vua thấy cách nầy thất bại, nên nghĩ ra cách sai lính đốt chùa, để Diệu Thiện không còn nơi tu hành, phải trở về Cung nội. Quân lính phóng hỏa khắp bốn mặt, các tăng ni hốt hoảng lo chạy thoát thân, riêng DiệuThiện vẫn điềm tỉnh, nàng lâm râm cầu nguyện, rồi lấy cây trâm chích vào lưỡi, ngước mặt phun máu lên không, tức thì mây đen hiện ra, mưa tuôn xối xả, dập tắt hết các ngọn lửa. Quân lính đều hết sức kinh ngạc.
Nhà vua không vì sự mầu nhiệm đó mà hối hận, lại bắt Diệu Thiện về triều, tổ chức các cuộc đàn hát vui chơi, để làm cho Diệu Thiện say mê, bỏ việc tu hành. Nhưng vua cha vẫn thất bại bởi Đạo tâm vững chắc của nàng con gái út.
Nhà vua quá tức giận vì không thực hiện được ý mình, nên ra lịnh tối hậu cho nàng Diệu Thiện chọn một trong hai điều: một là phế việc tu hành, lo bề gia thất; hai là chịu xử trảm vì cãi lịnh vua cha.
Nàng Diệu Thiện nhứt quyết chịu chết chớ không chịu bỏ việc tu hành.
Thần Hoàng Bổn Cảnh vội vã bay về Trời tâu trình Thượng Đế, và Đức Thượng Đế ra lịnh cho Thần mau trở về bảo hộ nàng Diệu Thiện.
Diệu Thiện bị đưa ra pháp trường hành quyết. Khi đao phủ đưa đao lên định chém xuống thì đao liền gãy nát; lại lấy cung tên đặng bắn cho chết thì khi mũi tên gần tới Diệu Thiện thì mũi tên bị gãy nát. Thấy không giết được Diệu Thiện bằng hai cách trên, kẻ hành quyết liền dùng hai bàn tay đến siết cổ Diệu Thiện.
Bỗng đâu cuồng phong nổi lên, cát bay đá chạy, thiên ám địa hôn, một đạo hào quang bay đến bao phủ nàng Diệu Thiện, rồi Thần Hoàng hóa thành một con hổ lớn cõng Công Chúa Diệu Thiện chạy bay vào rừng. Các quan giám sát cuộc hành quyết bị một phen hoảng vía, trở về triều báo cáo lại với vua Linh Ưu tất cả các việc.
Nhà vua không chút nao núng phán rằng: Công Chúa mang tội bất hiếu nên bị cọp tha mất xác cho đáng kiếp.
Công Chúa Diệu Thiện bất tỉnh, hồn Công Chúa thấy một vị Sứ giả mặc áo xanh, tay cầm tờ giấy nói rằng: Diêm Vương mời nàng xuống Diêm Cung để xem các cảnh khổ não và những hình phạt nặng nề những linh hồn mà trong kiếp sanh đã làm nhiều điều ác độc.
Thập Điện Diêm Vương cũng muốn nghe nàng thuyết pháp. Công Chúa vâng lịnh, dùng tâm từ bi và sức thần thông thuyết pháp cho 10 vua nghe, các tội hồn trong ngục cũng được nghe và liền giác ngộ. Trong phút chốc, chốn U Minh thành Lạc Cảnh, và các tội hồn đều được thoát ra khỏi ngục, đầu kiếp trở lại cõi trần.
Thấy các cửa ngục đều trống trơn, Thập Điện Diêm Vương vội đưa hồn Diệu Thiện trở lại dương thế và cho nhập vào xác. Nàng tỉnh dậy, thấy mình đang nằm giữa rừng vắng vẻ, không biết phải làm sao và đi phương nào.
Đức Phật Nhiên Đăng hiện ra trên mây, bảo nàng hãy đi ra biển Nam Hải, đến núi Phổ Đà, tu hành thêm một thời gian nữa thì sẽ đắc đạo, đạt vị Như Lai. Muốn đi đến đó, phải trải qua 3000 dặm đường. Đức Phật Nhiên Đăng lại tặng cho nàng một trái Đào Tiên, ăn vào không biết đói khát trọn năm mà còn được trường sanh bất lão.
Nàng Diệu Thiện nhận lãnh và bái tạ Đức Phật, đoạn nàng tìm đường đi đến Nam Hải. Thái Bạch Kim Tinh hiện xuống, truyền cho Thần Hoàng biến ra Thần hổ, cõng Diệu Thiện đến Phổ Đà Sơn cho mau lẹ.
Tại Phổ Đà Sơn, nàng Diệu Thiện tu thiền định trong 9 năm, đạo pháp đạt được cao siêu.
Ngày 19 tháng 2 năm ấy, là ngày thành đạo của Công Chúa Diệu Thiện. Chư Thần,Thánh,Tiên, Phật, đến chúc mừng và xưng tụng vị Bồ Tát mới đắc đạo. Công Chúa ngự trên tòa sen, hào quang sáng lòa, xưng là Quan Thế Âm Bồ Tát.
Lúc ấy chư Thánh muốn lựa một đồng tử để theo hầu Ngài, thì may đâu lúc đó có một vị tên là Hoàn Thiện Tài, mồ côi cha mẹ, phát nguyện tu hành, qui y Phật pháp, nhưng chưa chứng quả, nay nghe nơi Phổ Đà Sơn có một vị Bồ Tát mới đắc đạo, nên xin đến hầu Ngài.
Trước khi chấp thuận lời thỉnh cầu ấy, Đức Quan Âm muốn thử xem tâm chí của Thiện Tài ra sao. Ngài truyền cho Sơn Thần Thổ Địa hóa làm ăn cướp đến bắt Ngài, Ngài giả bộ sợ sệt kêu la cầu cứu và ngã té xuống hố sâu. Thiện Tài chạy đến cứu thầy, và nhảy theo xuống hố. Thiện Tài thiệt mạng, chơn hồn liền xuất ra khỏi xác, đến hầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và được thâu làm đệ tử.
Về sau, Đức Quan Âm Bồ Tát thâu thêm Long Nữ, con gái của Đệ Tam Thái Tử của Long Vương Nam Hải, làm đệ tử.
Nguyên ngày kia, Long Nữ hóa làm con cá đi dạo chơi trên mặt biển, chẳng may bị một ông chài bắt được. Ông đem cá ấy ra chợ bán. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biết được, sai Thiện Tài đồng tử hóa ra một người thường, đi ra chợ hỏi mua con cá ấy, rồi đem ra biển Nam thả xuống.
Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử cháu nội của mình, nên dạy Long Nữ đem một cục ngọc quí Dạ Minh Châu đến dâng Bồ Tát để Bồ Tát đọc sách ban đêm mà không cần đèn.
Long Nữ đến dâng ngọc xong, lòng hết sức cảm phục Bồ Tát, nên xin qui y và được Bồ Tát thâu làm đệ tử.
Từ ấy, Thiện Tài đồng Tử và Long Nữ luôn luôn theo bên cạnh để lo phụng sự Bồ Tát.
Nhắc lại, từ khi vua Linh Ưu ra lịnh giết chết Diệu Thiện, và Diệu Thiện được Thần Hoàng cứu thoát, nhà vua mắc một chứng bịnh nan y vô cùng khổ sở, thân thể nhà vua bị lở loét ngoài da cùng mình, mùi hôi thối xông ra nồng nặc, nhức nhối đau đớn vô cùng. Nhiều danh y tới điều trị mà bịnh vẫn không thuyên giảm chút nào.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ở Nam Hải hay biết việc đó, nên Ngài hóa ra một vị sư già, đi đến kinh thành xin vào trị bịnh cho vua Linh Ưu.
Sau khi xem mạch vua, vị sư già tâu: Bịnh của Bệ hạ do oan nghiệt nhập với chất độc cao lương mỹ vị và tửu nhục hằng ngày, nên phát sanh ra ngoài da thành bịnh nan y. Nếu muốn chữa lành thì phải có đôi mắt và đôi cánh tay của một người con thì mới chế thuốc được.
Nghe vậy, nhà vua cho đòi hai Công chúa Diệu Thanh, Diệu Âm và hai Phò mã đến, rồi nhà vua lập lại lời nói của vị sư già, hỏi xem có đứa con nào dám hy sinh để trị bịnh cho vua cha không?
Hai Công chúa cùng tâu: Xin Phụ vương đừng nghe lời ông sãi nầy, bởi vì một người bị khoét đôi mắt và bị chặt hết hai tay thì dù có sống cũng chẳng ra chi. Chẳng lẽ cứu bịnh một người mà lại hủy hoại một người khác hay sao?
Vua Linh Ưu chợt nhớ tới Công chúa út là Diệu Thiện, liền than: Nếu Diệu Thiện còn sống thì Trẫm ắt lành bịnh, vì Diệu Thiện sẽ hy sinh cho Trẫm.
Vị Sư già liền tâu: Tâu Bệ hạ, Bần tăng biết rõ Công chúa Diệu Thiện hiện vẫn còn sống, ở tại núi Phổ Đà, biển Nam Hải. Xin Bệ hạ cho người đi đến đó, tìm Công chúa thì may ra chế được thuốc cho nhà vua. Bần tăng xin để thuốc lại đây, khi nào có đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện đem về thì nhập với thuốc nầy, nấu chung lại, rồi trong uống, ngoài thoa, bịnh của Bệ hạ sẽ hết ngay.
Vị Sư già nói xong thì từ giã nhà vua trở về núi.
Vua Linh Ưu rất mừng, liền cho sứ giả sắp đặt hành trang lên đường đi Nam Hải, tìm Công chúa Diệu Thiện. Khi sứ giả đến được Phổ Đà Sơn thì gặp một đồng tử bưng ra một cái mâm phủ vải trắng còn thấm máu tươi, trong đó có đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện, đem ra trao cho sứ giả và nói:
Đây là đôi mắt và hai cánh tay của Công chúa Diệu Thiện, sứ giả hãy mau đem về chế thuốc trị bịnh cho vua.
Hoàng Hậu khi nhìn thấy sứ giả đem đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện về, còn dính máu tươi thì òa lên khóc mướt. Thị vệ liền đem nấu với thuốc do vị Sư già để lại, cho nhà vua uống phân nữa, còn phân nữa để thoa lên khắp mình mẩy, phút chốc, thân thể nhà vua lành lặn như xưa, hết đau nhức, mà lại còn cảm thấy khỏe khoắn hơn trước.
Vua Linh Ưu và Hoàng Hậu cảm mến ơn nghĩa của Diệu Thiện, nên quyết định đi ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình, gặp không biết bao nhiêu nguy hiểm, nhưng đều được Quan Âm Bồ Tát dùng thần thông cứu khỏi.
Đến nơi, vua Linh Ưu và Hoàng Hậu thấy một vị Bồ Tát đang ngự trên tòa sen, nhưng mất cả hai cánh tay và hai con mắt. Vua biết đó là Công chúa Diệu Thiện, con của mình, nên vô cùng xúc động, nhớ lại mà ăn năn sám hối lỗi lầm, rồi đồng quì xuống cầu nguyện cùng Trời Phật xin cho Công chúa được lành lặn như xưa.
Sự thành tâm cầu nguyện của vua và Hoàng Hậu có kết quả, Bồ Tát Diệu Thiện liền hiện hào quang với đầy đủ hai tay và hai mắt như lúc trước.
Lúc ấy, vua và Hoàng Hậu đều giác ngộ, quyết rời bỏ điện ngọc ngai vàng, đem mình vào chốn Thiền môn, lo tu hành cầu giải thoát.
Theo sự khảo cứu của học giả De Groot, người Hòa Lan, kiếp chót của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là Công Chúa Diệu Thiện, con của vua Linh Ưu nước Hưng Lâm, một Tiểu quốc của Ấn Độ, ở về phía Đông Ấn Độ.
Từ ngày nhà vua lên ngôi đến nay đã 40 năm mà Hoàng Hậu Bửu Đức không hạ sanh được một vị Hoàng tử nào. Nhà vua cùng Hoàng Hậu đi lên núi Huê sơn cầu tự. Trên núi Huê sơn có một vị Thần rất linh hiển, ai cầu chi được nấy. Cầu tự xong, ít lâu sau, Hoàng hậu có thai, sanh đặng một Công Chúa, đặt tên là Diệu Thanh. Sau đó lại tiếp tục có thai sanh thêm hai nàng Công Chúa nữa là: Diệu Âm và Diệu Thiện; không sanh được một Hoàng Tử nào.
Ba nàng Công Chúa lớn lên, nhà vua định hôn cho hai chị của Diệu Thiện là Diệu Thanh và Diệu Âm, với hai vị quan trẻ tuổi và tài giỏi trong triều đình; còn nàng con gái út Diệu Thiện thì nhứt định không chịu lấy chồng, mà lại còn có ý xin phép vua cha và mẫu hậu xuất gia tu hành.
Vua Linh Ưu tức giận, đày Diệu Thiện vào trong Hoa Viên lo việc gánh nước tưới hoa, làm các công việc cực khổ; đồng thời cho người khuyến dụ nàng bỏ ý định đi tu, nhưng nàng nhứt định cam chịu khổ chớ không từ bỏ ý định tu hành.
Thấy vậy, Hoàng Hậu rất đau lòng, liền xin với vua Linh Ưu cho Diệu Thiện vào chùa Bạch Tước tu hành. Nhà vua chấp thuận, và ngầm ra lịnh cho các tăng ni trong chùa bắt Diệu Thiện làm các công việc nặng nhọc vất vả, để nàng không chịu nổi mà sớm trở về Cung nội.
Diệu Thiện, tâm vẫn cương quyết, làm đầy đủ các bổn phận, dầu rất cực khổ, nhưng không một tiếng than, và luôn luôn lo việc tu hành.
Nhà vua thấy cách nầy thất bại, nên nghĩ ra cách sai lính đốt chùa, để Diệu Thiện không còn nơi tu hành, phải trở về Cung nội. Quân lính phóng hỏa khắp bốn mặt, các tăng ni hốt hoảng lo chạy thoát thân, riêng DiệuThiện vẫn điềm tỉnh, nàng lâm râm cầu nguyện, rồi lấy cây trâm chích vào lưỡi, ngước mặt phun máu lên không, tức thì mây đen hiện ra, mưa tuôn xối xả, dập tắt hết các ngọn lửa. Quân lính đều hết sức kinh ngạc.
Nhà vua không vì sự mầu nhiệm đó mà hối hận, lại bắt Diệu Thiện về triều, tổ chức các cuộc đàn hát vui chơi, để làm cho Diệu Thiện say mê, bỏ việc tu hành. Nhưng vua cha vẫn thất bại bởi Đạo tâm vững chắc của nàng con gái út.
Nhà vua quá tức giận vì không thực hiện được ý mình, nên ra lịnh tối hậu cho nàng Diệu Thiện chọn một trong hai điều: một là phế việc tu hành, lo bề gia thất; hai là chịu xử trảm vì cãi lịnh vua cha.
Nàng Diệu Thiện nhứt quyết chịu chết chớ không chịu bỏ việc tu hành.
Thần Hoàng Bổn Cảnh vội vã bay về Trời tâu trình Thượng Đế, và Đức Thượng Đế ra lịnh cho Thần mau trở về bảo hộ nàng Diệu Thiện.
Diệu Thiện bị đưa ra pháp trường hành quyết. Khi đao phủ đưa đao lên định chém xuống thì đao liền gãy nát; lại lấy cung tên đặng bắn cho chết thì khi mũi tên gần tới Diệu Thiện thì mũi tên bị gãy nát. Thấy không giết được Diệu Thiện bằng hai cách trên, kẻ hành quyết liền dùng hai bàn tay đến siết cổ Diệu Thiện.
Bỗng đâu cuồng phong nổi lên, cát bay đá chạy, thiên ám địa hôn, một đạo hào quang bay đến bao phủ nàng Diệu Thiện, rồi Thần Hoàng hóa thành một con hổ lớn cõng Công Chúa Diệu Thiện chạy bay vào rừng. Các quan giám sát cuộc hành quyết bị một phen hoảng vía, trở về triều báo cáo lại với vua Linh Ưu tất cả các việc.
Nhà vua không chút nao núng phán rằng: Công Chúa mang tội bất hiếu nên bị cọp tha mất xác cho đáng kiếp.
Công Chúa Diệu Thiện bất tỉnh, hồn Công Chúa thấy một vị Sứ giả mặc áo xanh, tay cầm tờ giấy nói rằng: Diêm Vương mời nàng xuống Diêm Cung để xem các cảnh khổ não và những hình phạt nặng nề những linh hồn mà trong kiếp sanh đã làm nhiều điều ác độc.
Thập Điện Diêm Vương cũng muốn nghe nàng thuyết pháp. Công Chúa vâng lịnh, dùng tâm từ bi và sức thần thông thuyết pháp cho 10 vua nghe, các tội hồn trong ngục cũng được nghe và liền giác ngộ. Trong phút chốc, chốn U Minh thành Lạc Cảnh, và các tội hồn đều được thoát ra khỏi ngục, đầu kiếp trở lại cõi trần.
Thấy các cửa ngục đều trống trơn, Thập Điện Diêm Vương vội đưa hồn Diệu Thiện trở lại dương thế và cho nhập vào xác. Nàng tỉnh dậy, thấy mình đang nằm giữa rừng vắng vẻ, không biết phải làm sao và đi phương nào.
Đức Phật Nhiên Đăng hiện ra trên mây, bảo nàng hãy đi ra biển Nam Hải, đến núi Phổ Đà, tu hành thêm một thời gian nữa thì sẽ đắc đạo, đạt vị Như Lai. Muốn đi đến đó, phải trải qua 3000 dặm đường. Đức Phật Nhiên Đăng lại tặng cho nàng một trái Đào Tiên, ăn vào không biết đói khát trọn năm mà còn được trường sanh bất lão.
Nàng Diệu Thiện nhận lãnh và bái tạ Đức Phật, đoạn nàng tìm đường đi đến Nam Hải. Thái Bạch Kim Tinh hiện xuống, truyền cho Thần Hoàng biến ra Thần hổ, cõng Diệu Thiện đến Phổ Đà Sơn cho mau lẹ.
Tại Phổ Đà Sơn, nàng Diệu Thiện tu thiền định trong 9 năm, đạo pháp đạt được cao siêu.
Ngày 19 tháng 2 năm ấy, là ngày thành đạo của Công Chúa Diệu Thiện. Chư Thần,Thánh,Tiên, Phật, đến chúc mừng và xưng tụng vị Bồ Tát mới đắc đạo. Công Chúa ngự trên tòa sen, hào quang sáng lòa, xưng là Quan Thế Âm Bồ Tát.
Lúc ấy chư Thánh muốn lựa một đồng tử để theo hầu Ngài, thì may đâu lúc đó có một vị tên là Hoàn Thiện Tài, mồ côi cha mẹ, phát nguyện tu hành, qui y Phật pháp, nhưng chưa chứng quả, nay nghe nơi Phổ Đà Sơn có một vị Bồ Tát mới đắc đạo, nên xin đến hầu Ngài.
Trước khi chấp thuận lời thỉnh cầu ấy, Đức Quan Âm muốn thử xem tâm chí của Thiện Tài ra sao. Ngài truyền cho Sơn Thần Thổ Địa hóa làm ăn cướp đến bắt Ngài, Ngài giả bộ sợ sệt kêu la cầu cứu và ngã té xuống hố sâu. Thiện Tài chạy đến cứu thầy, và nhảy theo xuống hố. Thiện Tài thiệt mạng, chơn hồn liền xuất ra khỏi xác, đến hầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và được thâu làm đệ tử.
Về sau, Đức Quan Âm Bồ Tát thâu thêm Long Nữ, con gái của Đệ Tam Thái Tử của Long Vương Nam Hải, làm đệ tử.
Nguyên ngày kia, Long Nữ hóa làm con cá đi dạo chơi trên mặt biển, chẳng may bị một ông chài bắt được. Ông đem cá ấy ra chợ bán. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát biết được, sai Thiện Tài đồng tử hóa ra một người thường, đi ra chợ hỏi mua con cá ấy, rồi đem ra biển Nam thả xuống.
Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử cháu nội của mình, nên dạy Long Nữ đem một cục ngọc quí Dạ Minh Châu đến dâng Bồ Tát để Bồ Tát đọc sách ban đêm mà không cần đèn.
Long Nữ đến dâng ngọc xong, lòng hết sức cảm phục Bồ Tát, nên xin qui y và được Bồ Tát thâu làm đệ tử.
Từ ấy, Thiện Tài đồng Tử và Long Nữ luôn luôn theo bên cạnh để lo phụng sự Bồ Tát.
Nhắc lại, từ khi vua Linh Ưu ra lịnh giết chết Diệu Thiện, và Diệu Thiện được Thần Hoàng cứu thoát, nhà vua mắc một chứng bịnh nan y vô cùng khổ sở, thân thể nhà vua bị lở loét ngoài da cùng mình, mùi hôi thối xông ra nồng nặc, nhức nhối đau đớn vô cùng. Nhiều danh y tới điều trị mà bịnh vẫn không thuyên giảm chút nào.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ở Nam Hải hay biết việc đó, nên Ngài hóa ra một vị sư già, đi đến kinh thành xin vào trị bịnh cho vua Linh Ưu.
Sau khi xem mạch vua, vị sư già tâu: Bịnh của Bệ hạ do oan nghiệt nhập với chất độc cao lương mỹ vị và tửu nhục hằng ngày, nên phát sanh ra ngoài da thành bịnh nan y. Nếu muốn chữa lành thì phải có đôi mắt và đôi cánh tay của một người con thì mới chế thuốc được.
Nghe vậy, nhà vua cho đòi hai Công chúa Diệu Thanh, Diệu Âm và hai Phò mã đến, rồi nhà vua lập lại lời nói của vị sư già, hỏi xem có đứa con nào dám hy sinh để trị bịnh cho vua cha không?
Hai Công chúa cùng tâu: Xin Phụ vương đừng nghe lời ông sãi nầy, bởi vì một người bị khoét đôi mắt và bị chặt hết hai tay thì dù có sống cũng chẳng ra chi. Chẳng lẽ cứu bịnh một người mà lại hủy hoại một người khác hay sao?
Vua Linh Ưu chợt nhớ tới Công chúa út là Diệu Thiện, liền than: Nếu Diệu Thiện còn sống thì Trẫm ắt lành bịnh, vì Diệu Thiện sẽ hy sinh cho Trẫm.
Vị Sư già liền tâu: Tâu Bệ hạ, Bần tăng biết rõ Công chúa Diệu Thiện hiện vẫn còn sống, ở tại núi Phổ Đà, biển Nam Hải. Xin Bệ hạ cho người đi đến đó, tìm Công chúa thì may ra chế được thuốc cho nhà vua. Bần tăng xin để thuốc lại đây, khi nào có đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện đem về thì nhập với thuốc nầy, nấu chung lại, rồi trong uống, ngoài thoa, bịnh của Bệ hạ sẽ hết ngay.
Vị Sư già nói xong thì từ giã nhà vua trở về núi.
Vua Linh Ưu rất mừng, liền cho sứ giả sắp đặt hành trang lên đường đi Nam Hải, tìm Công chúa Diệu Thiện. Khi sứ giả đến được Phổ Đà Sơn thì gặp một đồng tử bưng ra một cái mâm phủ vải trắng còn thấm máu tươi, trong đó có đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện, đem ra trao cho sứ giả và nói:
Đây là đôi mắt và hai cánh tay của Công chúa Diệu Thiện, sứ giả hãy mau đem về chế thuốc trị bịnh cho vua.
Hoàng Hậu khi nhìn thấy sứ giả đem đôi mắt và đôi tay của Diệu Thiện về, còn dính máu tươi thì òa lên khóc mướt. Thị vệ liền đem nấu với thuốc do vị Sư già để lại, cho nhà vua uống phân nữa, còn phân nữa để thoa lên khắp mình mẩy, phút chốc, thân thể nhà vua lành lặn như xưa, hết đau nhức, mà lại còn cảm thấy khỏe khoắn hơn trước.
Vua Linh Ưu và Hoàng Hậu cảm mến ơn nghĩa của Diệu Thiện, nên quyết định đi ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình, gặp không biết bao nhiêu nguy hiểm, nhưng đều được Quan Âm Bồ Tát dùng thần thông cứu khỏi.
Đến nơi, vua Linh Ưu và Hoàng Hậu thấy một vị Bồ Tát đang ngự trên tòa sen, nhưng mất cả hai cánh tay và hai con mắt. Vua biết đó là Công chúa Diệu Thiện, con của mình, nên vô cùng xúc động, nhớ lại mà ăn năn sám hối lỗi lầm, rồi đồng quì xuống cầu nguyện cùng Trời Phật xin cho Công chúa được lành lặn như xưa.
Sự thành tâm cầu nguyện của vua và Hoàng Hậu có kết quả, Bồ Tát Diệu Thiện liền hiện hào quang với đầy đủ hai tay và hai mắt như lúc trước.
Lúc ấy, vua và Hoàng Hậu đều giác ngộ, quyết rời bỏ điện ngọc ngai vàng, đem mình vào chốn Thiền môn, lo tu hành cầu giải thoát.
Nguyên căn của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát:
Đức Chí Tôn giáng cơ cho biết, nguyên căn của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là do Đức Từ Hàng Bồ Tát biến thân.
TNHT. I. 31: “Người ta gọi Quan Âm là Nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương.” (Nhà Thương bên Tàu khởi đầu từ năm 1766 và dứt vào năm 1122 trước TL).
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nhân ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, tại Đền Thánh, thời Tý ngày 19-2-Kỷ Sửu (1949), cũng có nói như sau:
“Hôm nay là ngày vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Bần đạo đã thường nói, nơi cửa Thiêng liêng Hằng sống, Đức Quan Âm Bồ Tát là một Đấng ở trong gia tộc sang trọng và oai quyền hơn hết.
Cái nguyên căn của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là do nơi pháp thân của Từ Hàng sản xuất…..”
Do đó, trong Kinh Đệ Bát Cửu có câu:
“Cung Tận Thức thần thông biến hóa,
Phổ Đà Sơn giải quả Từ Hàng.”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, Đức Từ Hàng Bồ Tát chiết chơn linh giáng trần, tu hành nhiều kiếp, cuối cùng đắc đạo tại Phổ Đà Sơn, hiệu là Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong con đường TLHS, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo cho biết, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Phật Vương Di-Lạc “Chèo thuyền Bát Nhã Ngân hà độ sanh.”
“Bần đạo chỉ nói nơi xa xăm của chúng ta đi qua, chúng ta thấy hình trạng Bát Quái Đài, dưới chân có Thất Đầu Xà, và dưới mình của Thất Đầu Xà là Khổ hải, tức là cảnh trần của chúng ta đó vậy.
Bên kia, có liên tiếp mật thiết vô một nẻo sông Ngân hà, rồi Bần đạo chỉ cho hiểu rằng, từ Khổ hải về cảnh Thiêng liêng Hằng sống phải đi ngang qua Ngân hà, có một chiếc Thuyền Bát Nhã của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật, chèo qua lại sông Ngân hà và Khổ hải đặng độ sanh thiên hạ.”
Các Hội Thánh của Đạo Cao Đài chọn ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày thành đạo của Công Chúa Diệu Thiện làm ngày Vía Kỷ niệm Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Hằng năm, khi đến ngày nầy, tại Tòa Thánh và các Thánh Thất địa phương đều thiết lễ Đại Đàn cúng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại công đức và nhiệm vụ của Ngài trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
KINH CỨU KHỔ là bài kinh đặc biệt cầu nguyện Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn chúng sanh.
Đức Chí Tôn giáng cơ cho biết, nguyên căn của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là do Đức Từ Hàng Bồ Tát biến thân.
TNHT. I. 31: “Người ta gọi Quan Âm là Nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương.” (Nhà Thương bên Tàu khởi đầu từ năm 1766 và dứt vào năm 1122 trước TL).
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nhân ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, tại Đền Thánh, thời Tý ngày 19-2-Kỷ Sửu (1949), cũng có nói như sau:
“Hôm nay là ngày vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Bần đạo đã thường nói, nơi cửa Thiêng liêng Hằng sống, Đức Quan Âm Bồ Tát là một Đấng ở trong gia tộc sang trọng và oai quyền hơn hết.
Cái nguyên căn của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là do nơi pháp thân của Từ Hàng sản xuất…..”
Do đó, trong Kinh Đệ Bát Cửu có câu:
“Cung Tận Thức thần thông biến hóa,
Phổ Đà Sơn giải quả Từ Hàng.”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, Đức Từ Hàng Bồ Tát chiết chơn linh giáng trần, tu hành nhiều kiếp, cuối cùng đắc đạo tại Phổ Đà Sơn, hiệu là Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong con đường TLHS, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo cho biết, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Phật Vương Di-Lạc “Chèo thuyền Bát Nhã Ngân hà độ sanh.”
“Bần đạo chỉ nói nơi xa xăm của chúng ta đi qua, chúng ta thấy hình trạng Bát Quái Đài, dưới chân có Thất Đầu Xà, và dưới mình của Thất Đầu Xà là Khổ hải, tức là cảnh trần của chúng ta đó vậy.
Bên kia, có liên tiếp mật thiết vô một nẻo sông Ngân hà, rồi Bần đạo chỉ cho hiểu rằng, từ Khổ hải về cảnh Thiêng liêng Hằng sống phải đi ngang qua Ngân hà, có một chiếc Thuyền Bát Nhã của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật, chèo qua lại sông Ngân hà và Khổ hải đặng độ sanh thiên hạ.”
Các Hội Thánh của Đạo Cao Đài chọn ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày thành đạo của Công Chúa Diệu Thiện làm ngày Vía Kỷ niệm Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Hằng năm, khi đến ngày nầy, tại Tòa Thánh và các Thánh Thất địa phương đều thiết lễ Đại Đàn cúng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại công đức và nhiệm vụ của Ngài trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
KINH CỨU KHỔ là bài kinh đặc biệt cầu nguyện Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn chúng sanh.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có giáng cơ ban cho hai bài Kinh Thiên đạo là:
Kinh Hạ Huyệt
Kinh Khai Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường.
Kinh Hạ Huyệt
Kinh Khai Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường.
Trong TNHT, có đăng nhiều bài Thánh giáo của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Mặt khác, trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế, cũng có một bài Thánh giáo của Ngài, xin trích ra sau đây:
Đêm mùng 2 tháng 11 năm Tân Mùi (1931).
Mặt khác, trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế, cũng có một bài Thánh giáo của Ngài, xin trích ra sau đây:
Đêm mùng 2 tháng 11 năm Tân Mùi (1931).
THI:
Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì,
Lục nhựt đạo thành hiệp nhứt chi.
Thứ kỷ thương nhơn tâm bất tại,
Nhị nhơn thê mộc diệt nguyên qui.
Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì,
Lục nhựt đạo thành hiệp nhứt chi.
Thứ kỷ thương nhơn tâm bất tại,
Nhị nhơn thê mộc diệt nguyên qui.
Giải rõ thi chiết tự:
Nghe ta giải, khá chép mỗi hàng là 12 chữ:
Hai mươi, chữ Nhựt, chữ Giai hiệp chữ Kiến là chữ: QUAN
Chữ Lục hiệp với chữ Nhứt và chữ Nhựt là chữ: ÂM
Chữ Thứ mà bỏ bớt chữ Tâm còn lại chữ: NHƯ
Chữ Mộc mà thêm vô 2 chữ Nhơn gọi là chữ: LAI
Nghe ta giải, khá chép mỗi hàng là 12 chữ:
Hai mươi, chữ Nhựt, chữ Giai hiệp chữ Kiến là chữ: QUAN
Chữ Lục hiệp với chữ Nhứt và chữ Nhựt là chữ: ÂM
Chữ Thứ mà bỏ bớt chữ Tâm còn lại chữ: NHƯ
Chữ Mộc mà thêm vô 2 chữ Nhơn gọi là chữ: LAI
DIỄN DỤ:
Phàm làm người ở thế gian, một kiếp phù sanh, nghĩ lại chẳng bao lâu, tuy số định trăm năm chớ ít người bảy chục, còn e hai nẻo rủi may: Đường may là người nhờ kiếp làm quan trung quân ái quốc, giữ tánh thanh liêm, dạy dân lễ nghĩa, hồi đầu tỉnh ngộ lo tu, đời sau hưởng phước; còn gặp đường rủi là: làm quan chẳng dạ ngay vua, mạnh thế lộng quyền, hữu hoài soán nghịch chi tâm, chẳng giữ thanh liêm, hiếp dân, thâu hối lộ làm giàu, bức hiếp kẻ nghèo mà làm cự phú, chác sự oan gia trái chủ, thời phải bị sanh liễu hựu tử, tử liễu hựu sanh, luân hồi chẳng dứt.
Nay gặp Trời ân xá lần ba, khuyên thiện nam tín nữ lo tu bồi đạo đức mà hưởng phước ngày sau, còn người mộ việc tu hành cũng thành Chánh quả.
Nếu tu thời bỏ hết cuộc giàu sang vui sướng ở thế gian. Hãy biết thế gian, muôn việc đều giả, trăm kế cũng không.
Phàm làm người ở thế gian, một kiếp phù sanh, nghĩ lại chẳng bao lâu, tuy số định trăm năm chớ ít người bảy chục, còn e hai nẻo rủi may: Đường may là người nhờ kiếp làm quan trung quân ái quốc, giữ tánh thanh liêm, dạy dân lễ nghĩa, hồi đầu tỉnh ngộ lo tu, đời sau hưởng phước; còn gặp đường rủi là: làm quan chẳng dạ ngay vua, mạnh thế lộng quyền, hữu hoài soán nghịch chi tâm, chẳng giữ thanh liêm, hiếp dân, thâu hối lộ làm giàu, bức hiếp kẻ nghèo mà làm cự phú, chác sự oan gia trái chủ, thời phải bị sanh liễu hựu tử, tử liễu hựu sanh, luân hồi chẳng dứt.
Nay gặp Trời ân xá lần ba, khuyên thiện nam tín nữ lo tu bồi đạo đức mà hưởng phước ngày sau, còn người mộ việc tu hành cũng thành Chánh quả.
Nếu tu thời bỏ hết cuộc giàu sang vui sướng ở thế gian. Hãy biết thế gian, muôn việc đều giả, trăm kế cũng không.
THI rằng:
Khán đắc phù sanh nhứt thế KHÔNG,
Điền viên sản nghiệp diệc giai KHÔNG.
Thê nhi phụ tử chung ly biệt,
Phú quí công danh tổng thị KHÔNG.
Cổ ngữ vạn ban đô thị giả,
Kim ngôn bá kế nhứt trường KHÔNG.
Tiền tài thâu thập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ KHÔNG.
Quan Âm Như Lai
Khán đắc phù sanh nhứt thế KHÔNG,
Điền viên sản nghiệp diệc giai KHÔNG.
Thê nhi phụ tử chung ly biệt,
Phú quí công danh tổng thị KHÔNG.
Cổ ngữ vạn ban đô thị giả,
Kim ngôn bá kế nhứt trường KHÔNG.
Tiền tài thâu thập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ KHÔNG.
Quan Âm Như Lai
Sau đây, xin chép lại một bài Thánh Ngôn của Đức Quan Âm Bồ Tát dạy Đạo cho nữ phái, giáng cơ đêm 3-8-Nhâm Thìn (dl 21-9-1952), trích trong Thánh Ngôn Sưu Tập:
THI:
QUAN nam diện duợt chí từ bi,
ÂM đức cứu dân mới đắc thì;
BỒ đạo giềng ba thân nữ độ,
TÁT giang đức cảnh thế nên ghi.
QUAN nam diện duợt chí từ bi,
ÂM đức cứu dân mới đắc thì;
BỒ đạo giềng ba thân nữ độ,
TÁT giang đức cảnh thế nên ghi.
Hôm nay về cùng chư tín hữu phân ưu đạo hạnh, cũng nơi lòng ham mộ cửa từ bi, để mong sao thoát kiếp oan khiên nghiệp chướng, do bởi thế trần tạo nhiều khổ cảnh, mà chúng ta mãi vướng cuộc trầm luân, thì bao giờ rời được cái thân nhi nữ thường tình, nếu không sớm lo giải cứu thì sau nầy hối hận, đừng nói sao trễ bước.
Công bấy nhiêu thì quả bấy nhiêu, chỉ có tâm nhiệt thành đạo hạnh thì cơ siêu thoát mới mong hưởng đặng.
Còn một điểm luyến trần, khó mong cứu độ, chừng ấy ăn năn quá muộn, quí nhứt là sớm ngộ Tam Kỳ mà không lo tròn phận sự thì uổng một kiếp sanh vô lối. Dầu khổ dầu cực, cứ lăn lóc theo cơ Đạo để tạo nghiệp cảnh Hư Vô chi vị.
Nếu Bần đạo nói tận cùng, thiện tín phải kinh tâm mà chớ. Thật sự cõi trần là nơi giam hãm con người vào vòng trụy lạc, lại là kiếp khổ tái sanh.
Nếu không ngộ Tam Kỳ, ở Thiên cảnh ngó nơi trần thế, bắt ngậm ngùi cho thế. Chung quanh đều là ô trược để gạt và quyến rũ con người vào vòng tội lỗi, rồi phải chịu đọa luân hồi, khó mong nhìn thượng giới. Mãi bôn xu danh cùng lợi là điều buộc chặt linh hồn đó.
Dưới thế gian mượn nước gội sầu, chớ toàn đều nhơ uế. Cả Thần Tiên rất sợ cảnh trần nầy lắm, chỉ mượn cớ để giác ngộ, nếu hữu duyên thì tránh được, hầu bước qua cảnh mới, tức là siêu linh đó.
Bần đạo cám ơn và ban ơn cho. THĂNG.
Công bấy nhiêu thì quả bấy nhiêu, chỉ có tâm nhiệt thành đạo hạnh thì cơ siêu thoát mới mong hưởng đặng.
Còn một điểm luyến trần, khó mong cứu độ, chừng ấy ăn năn quá muộn, quí nhứt là sớm ngộ Tam Kỳ mà không lo tròn phận sự thì uổng một kiếp sanh vô lối. Dầu khổ dầu cực, cứ lăn lóc theo cơ Đạo để tạo nghiệp cảnh Hư Vô chi vị.
Nếu Bần đạo nói tận cùng, thiện tín phải kinh tâm mà chớ. Thật sự cõi trần là nơi giam hãm con người vào vòng trụy lạc, lại là kiếp khổ tái sanh.
Nếu không ngộ Tam Kỳ, ở Thiên cảnh ngó nơi trần thế, bắt ngậm ngùi cho thế. Chung quanh đều là ô trược để gạt và quyến rũ con người vào vòng tội lỗi, rồi phải chịu đọa luân hồi, khó mong nhìn thượng giới. Mãi bôn xu danh cùng lợi là điều buộc chặt linh hồn đó.
Dưới thế gian mượn nước gội sầu, chớ toàn đều nhơ uế. Cả Thần Tiên rất sợ cảnh trần nầy lắm, chỉ mượn cớ để giác ngộ, nếu hữu duyên thì tránh được, hầu bước qua cảnh mới, tức là siêu linh đó.
Bần đạo cám ơn và ban ơn cho. THĂNG.
(Trích Cao Đài Từ Điển – Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng)