Kỹ năng tổ chức trò chơi

GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI
VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRÒ:

Trò chơi nói chung là một loại hình giáo dục rất tốt với thanh thiếu niên, nếu chúng ta biết cách tổ chức trò chơi trở nên lành mạnh, có giá trị hữu ích, ngược lại nó sẽ vô bổ có khi phản tác dụng trong khi chơi.
Trò chơi có nhiều rất loại đa dạng, có nhiều cách chơi: trò chơi lớn, trò chơi thi đấu, trò chơi nhỏ, trò chơi dân gian…Thông qua trò chơi giúp cho người chơi rèn luyện trí tuệ, sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, ngoài ra tró chơi còn tạo được sự gắn bó với tập thể, giúp cho người chơi thoát khỏi sự khép nép thụ động và nhanh chóng xoá bỏ sự cách biệt ngại ngùng ban đầu.
I. GIÁ TRỊ TRÒ CHƠI:
Trò chơi có mục đích lành mạnh,tính sư phạm,tính giáo dục thì trò chơi mới đạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất của người chơi.
Đạo đức: tạo cho người chơi tính nhẫn nại,đoàn kết,hoà đồng với tập thể, vui tính, vị tha.
Trí tuệ: Giúp cho người chơi có tính sáng tạo có óc quan sát nhanh, nhận định được lời nói nhanh, phán đoán và ứng xử khôn khéo, nhớ được lâu, khéo léo.
Thể lực: Rèn luyện cho người chơi nhanh nhẹn tai mắt, tay chân, có sức bền cao,tăng cường thêm sinh lực, tính chịu khó, tháo vát.
Ngoài những giá trị kể trên, trò chơi còn giúp cho những tật xấu như:nóng tính, cộc cằn, hay ăn gian, sửa được những khuyết điểm mà cá nhân hay tập thể ttrong lúc chơi mắc phải.
Trò chơi có giá trị hữu ích khi có luật chơi rõ ràng ,có thi đua, có thưởng, phạt công minh, bất vụ lợi, vô tư.
II. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI:
Nói đến loại trò chơi và phân loại trò chơi thì rất đa dạng và phong phú , trò chơi trên rừng, biển , sông , núi, ngoài trời, trong phòng v.v…Nên rất khó mà phân loại được hết. Nhưng chúng ta có thể căn cứ vào một số điều kiện dưới đây để có thể phân loại trò chơi cho phù hợp với đối tượng chơi . Ở một số sách về trò chơi, người ta chỉ đưa ra hai loại; trong phòng và ngoài trời hoặc trò chơi động và tĩnh mà thôi.
Ở đây xin giới thiệu một số điều kiện để phân loại trò chơi cho phù hợp:
1. Theo tính chất nội dung: với cách này, ta có thể phân ra làm nhiều loại:
a/ Trò chơi phản xạ: (qui ước về động tác lời nói ).
– Phản xạ thuận (làm theo khẩu lệnh). Vd: thụt – thò (nói thụt thì thụt tay vào, thò thì thò tay ra)hoặc nhảy ra – nhảy vô.
– Phản xạ nghịch (làm ngược lai với khẩu lệnh ). Vd: trò chơi ra, vô (quản trò hô ra thì nhảy vô, hô vô thì nhảy ra).
– Phản xạ chéo (nói và làm thế nay thì nói và làm thế khác). Vd; quản trò vừa hô “cái mũi của tôi” vừa bấm lỗ tai, thì người chơi phải hô “lỗ tai của tôi” vừa nắm lỗ mũi của mình.
b/ Trò chơi trí tuệ: Là một loại nghiêng về trí tuệ, phải sáng tạo và quan sát nhanh, phải suy luận, phán đoán, thì mới chơi tốt được. Trò chơi này luôn có qui định về mặt thời gian(hỏi-đáp). Vd: Truy tìm người yêu, hái hoa dân chủ (truyền thống, chuyên môn)
c/ Trò chơi vận động:
– Vận động nhẹ : ngồi tại chỗ, có thể kết hợp hát với sing hoạt vòng tròn, đòi hỏi sự khéo léo và nhạy bén. Vd: chuyền dép hoặc nón (bắt bài hát tập thể rồi bắt đầu chuyền, dứt bài hát mà dép hoặc nón tới ai thì người đó bị).
– Vận động mạnh: dùng nhiều sức lực nhanh nhẹn, tháo vát, chơi được cả tập thể. Vd; du kích qua sông ( nhiều đội thi đua, đưa người qua sông bằng cách là ngồi trên cây gậy để đưa qua sông , khoảng cách định trước).
d/ Trò chơi cảm giác: loại trò chơi phải sử dụng nhiều đển thị, thính, vị, xúc, khứu giác, nó còn đòi hỏi phải kết hợp đến sự khéo léo, phán đoán , quan sát. Vd: trò chơi kim (bày trên đất hay trên tấm trải một số vật dụng cho người chơi quan sát nhanh, sau đó đậy lại bắt người chơi phai ghi lại, hoặc nói lai có bao nhiêu vật trong đó ); trò chơi về khứu giác (cho một vài loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu v.v…vào một túi nhỏ cho người chơi ngửi và đoán có bao nhiêu loại gia vị).
2. Theo đối tượng tham gia:
Đối tương chơi trò chơi rất quan trọng, nên người quản trò phải chú ý thêm lứa tuổi giới tính để tổ chức hoặc điều khiển cách chơi cho phù hợp.
– Đối tượng nam: cách chơi và luật chơi đơn giản nhưng đòi người chơi nhiệt tình , nên có vận động mạnh, tạo hào hứng liên tục, trò chơi luôn thay nhanh mới lạ, gay cấn, nhiều sôi động, rèn luyện thể lực, tháo vát, nhanh nhẹn, giáo dục tính thi đua, không ích kỉ, vị tha, trung thực , luôn sẵn sàng. Vd: thi kéo co cõng.
– Đối tượng nữ : cách chơi và luật chơi đơn giản, không vận động quá sức gây mệt, thường nên kèm bài hát, múa rèn luyện tính chịu khó quan sát, giáo dục tính hiền hoà, vui tươi chăm chỉ, nên chọn những trò chơi nhẹ nhàng. Vd: thi nói vần các nhân vật anh hùng trong lịch sử Việt Nam .
– Đối tượng nam+nữ:cách chơi và luật chơi hơi khó, vận động mạnh, tạo sự thi đua không ngừng của các nhóm, rèn luyện sự phán đoán nhanh, tính đồng đội nhạy bén,tạo sự thân thiện, hoà đồng tập thể. Vd: nhồi bóng tiếp sức nhanh.
3. Theo số lượng và thời gian:
Chúng ta nên chú ý thêm về số lượng người chơi và thời gian chơi, không thể nào mà 10 người chơi trò đó, mà 1000 người cũng chơi trò đó được , xin giới thiệu một số kinh nghiệm như sau:
– Số lượng người chơi từ 15-50 người nên tạo bầu không khí vui nhộn lúc đầu ,tốt nhất nên sinh hoạt vòng tròn hoặc hát bài hát tập thể , sau đó có thể tổ chức chơi một số trò chơi vận động nhẹ, thời gian không quá 60 phút.
Số lượng người chơi từ 50-100 người nên tổ chức trò chơi vận động mạnh, có tính thi dua cao, luật chơi nên đơn giản, có thể tổ chức được trò chơi lớn hoặc trò chơi đêm. Thời gian chơi có thể từ 60-120 phút. số lượng người từ 100-600 người hoặc nhiều hơn nữa, nên lựa trò chơi mà mọi người cùng tham gia được hết, ngoài ra có thể tổ chức trò chơi lớn hoặc trò chơi đêm hoặc phải tổ chức nhiều hoạt động cùng lúc , có thế mới thu hút được mọi người cùng chơi. với số lượng này, không khí ban đầu rất quan trọng, cần tạo sự hào hứng ban đầu, thì những phút về sau luôn luôn sẽ sôi động.
4. Theo địa điểm:
– Trò chơi trong phòng: không gian giới hạn do tường, vách và đồ đạc, nên tạo bầu không khí nhẹ nhàng, dùng trò chơi vận động nhẹ , không quá dài , nên thay đổi liên tục trò chơi, tạo sự vui nhộn, rồi hãy vào những sinh hoạt trọng tâm.
– Trò chơi ngoài trời: không gian rộng rãi và thoáng như sân chơi, vườn cây, bãi biển, đất trại thì dùng các loại trò chơi vận động mạnh, có thi đua, nên tạo bầu không khí luôn luôn sôi động.
III. QUI TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI:
1. Công việc chuẩn bị phải lưu ý:
– Đối tượng và số lượng: quen hay chưa quen? số lượng người tham gia? thái độ và trình độ? giới tính?
– Địa điểm và thời gian:trong nhà, ngoài trời, chỗ chơi rộng, nắng gió, cây nhiều… Tính toán thời gian chơi cho phù hợp, từ khi bắt đầu chơi cho đến khi kết thúc.
– Lựa chọn nội dung chơi:thực hiện những trò chơi cho vừa sức và trình độ người chơi, cần truyền tải những nội dung gì về chuyên môn, kỹ năng, ngành nghề…
– Vật dụng chơi: chuẩn bị vật dụng chơi, quà thưởng (nếu có) tại chỗ chơi có thể sử dung được vật dụng gì? Vd: chơi banh – gậy thì chuẩn bị banh và gậy.
2. Thực hiện trò chơi:
– Ổn định tổ chức: hát tập thể , hô băng reo , chia tổ thi đua.
– Giới thiệu trò chơi, giải thích rõ ràng cách chơi, chơi đúng, sai, nói tên trò chơi, chơi thử một vài lần tạo cho người chơi quen với trò chơi.
– Chơi thật và tổng kết ; chơi thật, góp ý cách chơi để người chơi lần sau chơi cho đúng ,phạt nhẹ nhàng ,vui nhộn , tạo cho người chơi luôn có cảm giác thoải mái.
*Chú ý: nếu trò chơi quá quen thuộc hoặc quá dễ nên nhanh chóng chuyển sang trò chơi khác để tránh sự nhàm chán , trò chơi mà bị sai quá nhiều sẽ mất đi tính hấp dẫn của nó.
IV.NHỮNG YÊU CẦU NGƯỜI QUẢN TRÒ CẦN CÓ:
Là một người thiết kế và tổ chức trò chơi, là hạt nhân trong tập thể, thất bại hay thành công còn lệ thuộc phần lớn vào người quản trò, có người cho rằng người quản trò chỉ là người chuyên làm trò hề cho mọi người vui cười, có máu tiếu lâm, tính tình bông đùa hời hợt, những người có ý nghĩ như thế là một sai lầm rất lớn.
Trong thực tế muốn loàm người quản trò giỏi, trước hết người quản trò đó phải có tâm hồn cởi mở, tính tình hoà đồng, ý thức sâu sắc , một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng , muốn đạt được như thế thì người quản trò phải có những yêu cầu sau đây:
– Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình huống bất trắc xảy ra trong khi chơi.
– Trình độ: biết sáng tạo trò chơi mới, biết những trò chơi nhàm chán sang những trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch sử mà mình muốn ứng dụng trong trò chơi , biết dừng trò chơi đúng lúc , biết nhiều trò chơi và bài hát , biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà mình đã đưa ra.
– Giọng nói;có giọng nói to,rõ ràng để giải thích trò chơi, biết nói dí dỏm,khôi hài , tập đùa có duyên nhưng không lố bịch.
Đây là yêu cầu cơ bản của người quản trò cần có, ngoài ra người quản trò nên rèn luyện thêm đức tính: bạo dạn, hoà đồng, tự chủ, kiên nhẫn, biết tập hợp và tích luỹ thật nhiều trò chơi để làm giàu kiến thức của mình, nhanh nhẹn và hoạt bát trong khi chơi, nên có đức tính trung thực, công minh, bất vụ lợi, vô tư.
– Những điều người quản trò cần tránh trong khi chơi:
–  Không nên phạt người chơi quá lâu hoặc quá khó, tạo cho người chơi cảm thấy bị lố bịch.
– Không tranh cãi với người chơi những luật chơi, hoặc quyết tâm bắt được cho một người hoặc một nhóm mà mình cho rằng họ hay “ăn gian”, hay cãi.
– Không nên chơi những trò chơi mà mình không biết rõ, hoặc không rành về những kiến thức của trò đó.
– Không chê bai khi có người chơi tró chơi quá dễ , hoặc quá dở, không giận dữ hoặc mất bình tĩnh khi có người phá rối trong lúc chơi.
Đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã có, môi trường tốt nhất là đội ,nhóm ,hay một đoàn thể… chính những nơi này là môi trường thuận lợi cho các bạn trở thành một người quản trò giỏi, chúng ta cũng nên chú ý những nhân tài “khoái làm quản trò” ở đội, nhóm của mình, nên giúp họ tự rèn luyện trở thành một người quản trò giỏi, để trong hoạt động đội, nhóm của mình thêm sôi động và phong phú.
KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI  – Phần 1: Quản trò là người quan trọng nhất.
1.1. Quản trò là người quan trọng nhất:
Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Trưởng sinh hoạt
1.2. Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi:
Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác “thòm thèm” muốn chơi nữa.
1.3. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏ, hài hước, hấp dẫn:
Điều kiện để cuộc hơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi.
Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những “luật lệ” cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.
Cần cho mọi người chơi thử một lần: “chơi nháp”, sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.

1.4. Biết điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh:
Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.
Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.
Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng.
Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm “hình phạt” tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua.

1.5. Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi:
Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi.
Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi.
Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường “diễn đàn” cho những quản trò khác mà không mặc cảm.
Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.
1.6. Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:
Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.
Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng(đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục cho trò chơi.
Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh họat tập thể.
1.7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:
Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
1.8. Những điều nên tránh:
Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.
Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.
Dáng vẻ qúa đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao.
Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.
KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI – Phần 2: Làm thế nào để có nhiều trò chơi?
2.1. Sưu tầm trò chơi:
Mỗi Trưởng cầm Đoàn, hội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:
Các trò chơi đã được in thành sách.
Các trò chơi đã được in trong các báo chí và giới thiệu trên truyền hình.
Các tò chơi trong sinh họat cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó ghi chép lại.
Các trò chơi được người khác phổ biến lại.
Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi:
Thông qua các cuộc sinh họat cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ đoàn, hội có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều được người sưu tầm đứng ra làm quản trò.
2.2. Sáng tác trò chơi:
Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:
Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: Thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn, thanh niên quân đội, đối với thanh niên trường học nên chú ý thanh niên PTTH, trung học dạy nghề, sinh viên.
Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường và sinh họat hàng ngày của các bạn trẻ.
Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh họat như: Cắm trại, dã ngoại, CLB ngoại ngữ, CLB toán, CLB thơ,.
Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức.
Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.
Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự:
Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác (là hệ qủa của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.
2.3. Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố:
Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu qúy cho chúng ta trong điều hành cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò chơi trí tuệ( đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui) v.v…
Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để ghi chép những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.
Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản trò “giàu có” – một hành trang không thể thiếu được của các Trưởng cầm Đoàn.
KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI – Phần 3: Cách xử lý các tình huống bất trắc
Điều khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp.
3.1 – Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý:
Tình huống này thường gặp ngay cỏ trong các buổi sinh họat, của đoàni. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản trò có thể:
Thực hiện một số băng reo, “tràng pháo tay”, “mưa rơi”, “vỗ tay theo qui ước”,…
Điều khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc.
Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản.
Sử dụng một vài “hình phạt vui” để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm luật.
Sử dụng nhóm “thành viên tích cực” ( ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc phải dừng các “việc riêng” khác, “tò mò” quan sát, sau đó sẽ tự nguyện nhập cuộc.
Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa, từ đó tạo ra sự chú ý cho mọi người…
3.2- Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn:
Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.
Nên bắt đầu bằng một “trò ảo thuật” hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.
Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.
3.3- Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm:
Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thỏa đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa.
Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau. v.v…
Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu bằng những quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.
Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài “công minh” không nằm trong các nhóm chơi.
Linh họat thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.
Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo sự hòa hợp giữa các nhóm.
3.4- Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường:
Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị trí…; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nói chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như “Đố vui có thưởng”, “Hát đối”, hoặc “Kể chuyện vui”.
3.5- Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi:
Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham quan, dã ngọai. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò chơi như: “nối từ” (chia nhóm, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ khác nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh – xanh tươi – mát mẻ – mẻ chua -chua ngoa – ngoa ngoắt -…), “hát liên khúc”, “hát nối”, “đố vui”, thi kể chuyện tiếu lâm,…
3.6- Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:
Trong trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai “quản trò phụ”.
3.7- Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện:
Muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách sau:
Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng mẩu giấy.
Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.
Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc… Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.
3.8- Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi:
Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: “phỏng vấn”, “tìm người yêu”, “tìm người chỉ huy” v.v…Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn thêm lên.
Ngoài 8 tình huống thường gặp nêu trên còn có nhiều tình huống khác cần xử lý kịp thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lí, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự “ham chơi” khi cần thiết.
QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI
SINH HOẠT TẬP THỂ:

1. Ổn định:
Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường  gặp) và hình dáng.
Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao.
Hình dáng:Người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.
  
2. Giới thiệu trò chơi:
Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.
3. Hướng dẫn cách chơi – luật chơi:
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thử vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.
     
4. Chơi thử:
Rất quan trọng nhưng cần lưu ý:
– Nếu thử nhiều : khi chơi thật sẽ nhàm chán.
– Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người quản trò khi hướng dẫn chơi.
   
5. Chơi:
– Khi chơi người quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.
– Khi chơi người quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách… từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình (quản trò).
– Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn dắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.
– Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.
– Tác phong ngưòi quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.
– Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.
6. Ngừng đúng lúc:
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi.
·        Lưu ý :
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng …).
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI:
 TRÒ CHƠI NHỎ
       
Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận. Trong quá trình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra hết như : bạo dạn, nhút nhát, tự cao, gian lận, nóng nảy, điềm đạm, vị tha … Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ xem đây là một phương tiện giáo dụng để phát huy những tính tốt và đồng thời sửa lại những tính xấu.
    
I. GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI NHỎ:
    
1. Giá trị hàng đầu của trò chơi nhỏ là giải trí, vì trò chơi nhỏ thường đem đến cho tập thể bầu không khí vui tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ học tập, lao động, hội họp căng thẳng hay trong những buổi sinh nhật, cắm trại, tham quan, du lịch … Ngoài ra thông qua trò chơi nhỏ cũng là dịp để mọi người hiểu biết về nhau, từ đó đưa đế sự cảm thông đoàn kết trong tập thể.
     
2. Giá trị về mặt giáo dục: Trò chơi nhỏ được xem là một phương tiện giáo dục sinh động, vì mục đích của trò chơi nhỏ là giáo dục những cá nhân cụ thể. Do vậy, người làm công tác giáo dục ( quản trò ) cần phải xác định được mục đích, ý nghĩa của trò chơi nhỏ, cụ thể khi chơi đem lại hiệu quả giáo dục đối với tập thể tham gia chơi.
    VD: Nhân dịp 15/10 (al) tổ chức 1 trò chơi “hát về nền Đạo khai” nhằm đi vào chủ đề sứ mênh Đại Đạo. Nếu quả trò không giới hạn luật chơi thì người chơi có khả năng dẫn đến hiện tượng hát những bài hát thế tục, đây chính là hiện tượng phản tác dụng giáo dục.
   
3. Một số giá trị khác :
– Phát triển trí thông minh, trí tưởng tượng, óc quan sát nhạy bén, tự chủ, tháo vát, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo.
– Rèn luyện sức khoẻ, tính chịu đựng bền bỉ, phát triển các giác quan khác.
        
 II. PHÂN LOẠI:
   
1. Phân loại theo sự vận động (Tức trò chơi nhỏ vận động):
– Trò chơi vận động: Là trò chơi vận dụng nhiều đến cơ bắp, bắt người chơi phải di chuyển nhiều.
– Trò chơi tĩnh (Tức trò chơi nhỏ tĩnh): Là trò chơi vận dụng nhiều đến trí óc, ít di chuyển.
  
2. Phân loại theo địa điểm:
– Trò chơi nhỏ ngoài trời : Có thể sử dụng hầu hết các trò chơi. Tuy nhiên phải chú ý sân chơi.
– Trò chơi nhỏ trong phòng (Hội trường, trên xe, tàu): Thường sử dụng những trò chơi tĩnh, những trò chơi mà người chơi không phải chạy nhảy, đổi chổ …
    
3. Phân loại trò chơi nhỏ theo nội dung giáo dục và rèn luyện năng khiếu: trò chơi trí tuệ, trò chơi khéo léo, trò chơi rèn luyện tính cách : tự chủ, quyết đoán, trung thực…
Mục đích của việc phân loại trò chơi là giúp cho người quản trò lựa chọn trò chơi nhỏ cho phù hợp đố tượng địa điểm, thể trạng …
       
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI NHỎ:
   
1. Giai đoạn chuẩn bị:
1.1. Chuẩn bị đầy đủ trên giấy.
Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy: đưa những trò chơi gì vào chương trình sinh hoạt tại đoán quán, tại các buổi cắm trại, thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp).
Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố :
– Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam nhưng lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự : có loại trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ, chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn …) nên không thích hợp với đa số người mới gặp nhau lần đầu.
– Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, ảnh hưởng qua lại của môi trường và việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi kiếm bóng …
– Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).
– Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung.
– Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện, phát triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? …) người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu
giáo dục trong buổi sinh hoạt … để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình.
– Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nổ lực hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi hỏi một sự nổ lực liên tục nhưng có xen kẻ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi tĩnh
(sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá lâu,
lập lại một trò chơi mới hơn …)
1.2. Những trò chơi cần đến dụng cụ.
Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng cụ phải thích hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế hoạch ôn luyện trước.
Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn các lần trước …)
1.3. Các trò chơi trong 1 buổi sinh hoạt.
Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn kết, không để xảy ra tranh cải khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra tai
biến gì dù rất nhỏ (cũng cần mang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng, thuốc sát trùng…).
Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi –chơi để mà học, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt.
2. Giai đoan thực hiện:
2.1. Trình bày trò chơi.
– Chọn lối giải thích rõ ràng. Ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được. Nếu cần thì không cần giải thích mà dẫn dắt ngưòi chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn.
– Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay lên bảng, có thể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi.
– Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối nô đùa của những người đã biết trò chơi.
2.2. Điều kiện trò chơi.
– Chuẩn bị trước sự phân chia trong vòng tròn sao cho mạnh yếu đồng yếu, nếu nam nữ xen kẽ được thì tốt.
– Phải luôn luôn di động để nhìn được mọi người. Điều khiển từ chậm đến nhanh để tạo sự căng thẳng.
– Khai thác sự dí dỏm của người chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui vẻ, thoải mái.
– Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy sáng kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi.
– Phải đổi trò chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc, người thắng về nhanh nhẹn, người thắng về sức khỏe, người thắng về tính tự chủ.
– Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng.
– Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản hay khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng.
3. Giai đoạn kết thúc:
3.1. Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tranh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.
3.2. Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi có cần thêm bớt gì không? Về luật lệ, các chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu.

 
NHNG TRÒ CHƠI KÈM BÀI HÁT
TRONG VÒNG TRÒN
1. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi. Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.
Tiếp tục thay đổi lời: Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì,… hoặc Rờ vai nhau đi, xem ai có giận hờn gì,… hay Sờ đầu nhau đi,…
2. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với tay lúc lắc, 50 tên thì đi với lưng gù gù.LẮC…GÙ…LẮC…GÙ. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với chân chữ bát, 50 tên thì đi với chân vòng kiềng. BÁT…KIỀNG…BÁT…KIỀNG
3. Một đàn cá sấu, ra đi tòng quân giữa quê nhà (đi vòng theo vòng tròn), ôi đau đớn thay để lại đàn con thơ ấu. Này con con ơi này con con ơi, con nín nín đi con. Này con con ơi này con con ơi, nín đi để mẹ ra đi (giơ tay vỗ đầu người bên cạnh giống như cha vỗ đầu con vậy muh)
4. Phật tổ hàng ma hay Quang Trung đánh giặc:
Quản trò: Như Lai – Ma vương – một cái tay – tất cả hô theo và đưa một tay lên trời.
Lẳng lặng mà nghe Như Lai ngày xưa giảng đạo (Quang Trung ngày xưa đánh giặc).
Hàng vạn Ma vương quay về dưới bóng từ bi. (Bọn giặc xâm lăng, tan tành… đoạn này quên mất )
Quản trò: Như Lai – Ma vương – một cái tay, hai cái tay, một cái chân, hai cái chân, một cái đầu, một cái hông, một cái mông,… tất cả vừa làm vừa nhún theo lời hát.
5. Một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích anh em chúng ta sum vầy.
(sau mỗi lần hát thì đến thêm vào số lần “nhúc nhích”)
6. Nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao muốn cho xung quanh đây biết, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay. (clap clap)
7. Ta búng ngón tay cho đều, ta búng ngón tay cho đều, a í a mình búng ngón tay thật đều ( lắc cái mông, nhún cái chân,…)
8. Ta hát to hát nhỏ nhò nhỏ, rồi ta ngồi kể chuyện cho nhau nghe, ô ố ô ô, ô ố ô ồ, ta vui ca hát hát cho vui đời ta.
(lần lượt hát và vỗ tay hai nhịp một: đầu, vai, hông, đầu gối, đầu, vai, hông, đầu gối,… cho đến hết bài thì tiếp tục hát lại và thực hiện động tác như trên. Tốc độ hát càng lúc càng nhanh thì động tác càng lúc càng nhanh theo).
9. Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, chuyền cho đều, chuyền cho khéo, nếu không, nếu không thì mời anh ra.
hoặc
Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, nào thấy thấy không, thấy ai chuyền không đúng cách.
Trò chơi: vòng tròn ngồi xuống, sát bên nhau, sau đó tất cả xòe bàn tay trái của mình ra phía trước mặt, tay phải chụm ngón tay lại bỏ vào giữa bàn tay trái của mình. Một người ngồi ở giữa vòng tròn để bị. Khi bài hát bắt đầu, Quản trò bắt đầu chuyền một vật thật nhỏ (ví dụ là một hạt me) từ trong tay mình qua người bên cạnh), những người khác trong vòng tròn đồng thời cũng bắt đầu thực hiện động tác giống như Quản trò (như đang bốc một vật gì bỏ từ tay mình sang bàn tay trái đang xòe của người ở bên cạnh), và thực hiện theo điệu nhạc, Nào cùng chuyền,… cứ thực hiện liên tục như vậy và chuyền vật nhỏ đi quanh vòng tròn và phải thật khéo léo, nếu không sẽ bị người ngồi giữa vòng tròn bắt được hạt me ở vị trí nào thì người đó sẽ ra bị thay. Trò chơi tiếp tục như thế.
Cũng có thể áp dụng bài hát này khi chúng ta muốn chuyền một vật gì quanh vòng tròn, đôi dép, chén cơm (khi ăn cơm toàn trại),…
10. Yêu mến mẹ cha, yêu trên đầu em, yêu mến mẹ cha, trong quả tim này, yêu mến mẹ cha trên hai đầu gối, yêu mến mẹ cha, trên cả thân này.
I love mom, dad (vỗ tay 2 nhịp), love on my head. (vỗ hai tay lên đầu – 2 nhịp)
I love mom, dad, love in my heart. (khoanh tay trước ngực – 2 nhịp)
I love mom, dad, love on my knee. (vỗ lên đầu gối 2 nhịp)
I love mom, dad, all of my body. (vuốt thẳng từ đầu tới chân theo 2 hông).
11. Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, bốn ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết từ một ông sao sáng đến 2 (4,6,8,…) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh.
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,…
– Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.
12. Tang tang tính tang tang, tình tang tang tang tính tang tang, ô kìa là kìa con bướm con bướm xinh nở trong vườn  hoa, ô kìa là kìa đôi bướm đôi bướm xinh ở trong vườn hồng.
(một bạn nhảy xoay vòng trong vòng tròn và chọn thêm cho mình một bạn nhảy khi bài hát tới chữ “đôi bướm”)
13. Hành động tương tự như bài trên.
Cùng nhảy múa chung quanh vòng, cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều.
Nắm tay nhau, đứng bên nhau, vui cùng vui múa ca.
Đứng bên nhau, hát vang lên, ta cùng nhau múa đều.
14. Hòn bi xanh trong đôi mắt anh, hòn bi đen trong đôi mắt em, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen. Ngồi bên nhau chưa cho biết tên, gặp nhau đây mai sau khó quên, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen.
15. Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn (còi, kèn…) từng tứng tựng, từng tứng tưng, từng tứng tựng tứng tưng tưng từng.
16. Cái ghế 2 chân.
(vòng tròn đứng sát vào nhau và cùng xoay mặt qua bên trái hay bên phải – tương tự như trò tàu chui hầm)
Tất cả cùng hát và cùng chạy (hát như nhạc Rap ấy)
“Cái ghế thì có 4 chân, nhưng ghế của mình thì có 2 chân – ỉn”
Khi nghe đến chữ ỉn, tất cả ngồi xuống về phía sau, mông người đằng trước ngồi lên trên 2 bắp vế hay là đầu gối người phía sau.
Người phía sau thì chụm hai đầu gối lại ở tư thế chổm hổm cho người phía trước ngồi lên 2 chân của mình, đồng thời hai tay nắm lấy vai của người ngồi phía trước và cũng ngồi lên hai chân của người phía sau của mình nữa (ghế 2 chân).
Sau đó hát tiếp và làm theo lời bài hát: (hát theo điệu bài “Múa sạp”).
“Bà ngồi bà rung đùi, (tất cả rung đùi lên)
Bà ngồi bà rung chân, (tất cả rung chân lên)
Bao nhiêu cái áo hành quân, (người sau bóp vai người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà, (người phía sau đấm lưng cho người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà, Bà cho năm xu” .
Hát đến đây vòng tròn đứng dậy, xoay ngược lại và tiếp tục một vòng chạy mới… “cái ghế thì có 4 chân,…
17. Tất cả đứng thành vòng tròn và làm theo lời bài hát của Quản trò.
Đất ta ta ngồi (tất cả ngồi xuống)
Trời ta ta đứng (tất cả đứng lên)
Ơ, này anh em ơi. (Tất cả cùng trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiii)
Ta vỗ tay cho đều,  Ta hát vang vui mừng này anh em ơi (tất cả trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiii).
18. Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà).
Nghe đây nghe đây con gà nhà ai nó gáy thật to (ó o o ò)
Chưa đâu chưa đâu con gà nhà tôi nó gáy mới thật to (ó o o ò)
…. con bò nó rống úm um um bò, con mèo nó kêu méo meo meo mèo, con lợn nó rên éc ec ec ẹc, ông nhà ổng ho ắc ăc ăc ặc,…
(chia làm 2 phe trong vòng tròn để xem phe nào… gào to hơn)
19. Đèo cao (dô ta) thì mặc đèo cao (dô ta) nhưng mà cao quá (dô ta) thì ta đi vòng.
(dô hò, dô hò là hò dô ta, dô ta)
Trời mưa – đi dù, sông sâu – đi đò, …
(Lời đúng: đèo cao (dô ta), thì mặc đèo cao (dô ta), nhưng lòng yêu nước, còn cao hơn đèo…)
20. Anh nằm xuống, xong lại ngồi rồi đứng lên thấy đau chân, anh lại ngồi, thấy đau lưng, anh lại nằm, rồi anh đứng, anh đứng im, vẫy tay chào.
Nằm: đặt một cánh tay nằm ngang, song song trước ngực
Ngồi: đặt cánh tay đứng lên, ngón tay hướng lên trời, khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
Quỳ: ngược hướng với tư thế ngồi, ngón tay chúc xuống đất. Khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
Đứng: giơ thẳng hết cả cánh tay lên trời. (vẫy tay)
Phạt: ai vi phạm ở động tác nào thì thực hiện đúng động tác đó.
21. Trò này dùng để Quản trò tự sám hối tội lỗi khi mà thấy rằng tội nghiệt mình quá nhiều (vì đã hành hạ các Đội viên trong vòng tròn).
Hát và múa theo bài “Anh em ta về”
Tất cả vòng tròn nắm tay lại. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn và bắt đầu bài hát
“Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nào, 1, 2, 3, 4, 5 (vòng tròn cùng đi về phía bên phải)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nào 5, 4, 3, 2, 1 (vòng tròn đi ngược lại về phía bên trái)
Một đều chân bước nhé (tất cả đứng lại, xoay mặt vào trong, buông tay nhau ra và làm tư thế đi đều)
Hai quay nhìn nhau đi (cố gắng chộp cho được một người bên cạnh của mình mà nhìn).
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa (tất cả nắm tay lại, xoay mặt vào trong vòng tròn và nhắm thật kỹ Quản trò đang đứng ở giữa vòng tròn)
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà (tất cả nâng dần tay cao lên , đồng thời bước đều vào trong -thu nhỏ vòng tròn lại- và cùng vung chân đá về phía trước (nhẹ hay mạnh tuỳ theo mức độ thương ghét) về phía Quản trò khi đến chữ “chia lìa”
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca (vòng tròn lùi ra trở về vị trí ban đầu, để lộ một Quản trò thê thảm, đáng thương, nhớp nhúa đang nằm sống sòi giữa vòng tròn… Mô Phật… Thiện tai, thiện tai.)
22. Đếm ánh sao đêm tôi gọi người, hồng xanh xanh hồng xanh trắng xanh, ngôi sao xanh kia chính là anh, ngôi sao hồng chính là chị đây, không có ngôi sao nào là ngôi sao đêm.
23. Có một người ở ô bên kia, đó là người tôi chưa quen biết, xin mời người qua ô bên ni, để cùng tôi nhớ thương đời đời.
Xếp thành vòng tròn, từng cặp đứng đối diện nhau. Có một người ở ô bên kia – dùng tay chỉ vào người đối diện, đó là người tôi chưa quen biết – vẫy tay (giống như chào vậy), xin mời người qua ô bên ni – hai người, bốn tay cầm vào nhau, đi xoay vòng và đổi vị trí, để cùng tôi nhớ thương đời đời – xoay người lại và chúng ta sẽ có bạn chơi mới. Vòng tròn càng lúc hát càng nhanh, động tác cũng phải nhanh theo.
Trò chơi này có mục đích phân bố lại người chơi thành ra random.
24. Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.
25. Xắc cái lị (à) xắc cái lị (tay phải cắt liên tục lên bàn tay trái).
Là xào xào xào (hai tay đan vào nhau làm tư thế xào đồ ăn)
Búng cái lị (à) búng cái lị (tất cả để hai tay vỗ vào miệng)
Là bào bào bào (tất cả dùng hai tay vỗ vào bụng)
Xắc cái lị là xào, búng cái lị là bào
Xắc cái lị (à) búng cái lị là xào bào xào.
26. Đọc thơ tĩnh tâm sau khi chơi những trò chơi sôi nổi. Có thể sử dụng trước khi kết dây và hát bài ca chia tay.
“Hít vào tâm tĩnh lặng (tất cả hít thật sâu vào).
Thở ra miệng mỉm cười (tất cả cùng cười).
Tay cầm tay âu yếm (tất cả cùng nắm tay)
Bốn mắt nhìn yêu thương (tất cả nhìn vào nhau một cách… gì đó ai biết).
27. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không thích sao. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không tốn tiền.
Anh có đi không? Tôi đi, tôi đi.
28. Son đố mì la fa son, son đố mì mì la fa son. Đố rê mi là fa son, đố rê mi là fa sòn. Sòn sòn la fa son.
(Từng cặp một đứng đối diện nhau, một người quay mặt vào vòng tròn, người kia quay lưng về phía vòng tròn, động tác thứ nhất: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy đều là chân trái, lòng bàn chân phải người này đá khẽ vào lòng bàn chân phải người kia (đá về phía trước), hai tay chống nạnh – son đố mì la pha son. Động tác thứ hai: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy là chân phải, chân trái vòng ra phía sau để cố đa khẽ lòng bàn chân trái của mình vào lòng bàn chân trái bạn nhảy cũng đang ở tư thế nhảy tương tự – son đố mì mì la fa son. Lặp lại như trên (từ động tác 1 đến 2) cho đến hết bài.
Sưu tầm

Post Author: Ban Biên Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *